Sinh kế

    Nuôi Ếch trong lồng lưới
    Ếch xanh - ếch trong lòng lưới Ếch trong lòng lưới – mô hình ếch trong lòng lưới giúp tăng thêm thu nhập. Ếch đồng ( Hoplobatrachus rugulosus) nó được tìm thấy ở Campuchia ,Trung Quốc, Hồng Kông , Thái Lan, Lào , Ma cao , Malaysia , Myanmar, Philipins, đài Loan và Việt Nam. Chúng ta cần biết ở Việt Nam ta thì ếch được chăn nuôi như thế nào? Mức tiêu thụ ra sau? Có những mô hình chăn nuôi phổ biến nào được áp dụng cụ thể? Sau đây là tình hình nuôi ếch ở nước ta : Ở Việt Nam ta, ếch được nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và TP.HCM chủ yếu là nuôi ếch giống loài thái lan cũng có số ít là nuôi ếch đồng.Những năm gần đây mô hình ếch Thái Lan được nuôi rộng rãi với diện tích vài chục đến vài trăm mét vuông đã đem lại hiệu quả và thu nhập đáng kể cho nông dân cùng với đó là sự phát triển mạnh . Với nuôi ếch thái có thể nói là dễ làm , có hiệu quả cao , chỉ câng khoảng vài chục mét là có thể nuôi được lợi nhuận có thể lên tới hàng chục triệu/năm . Tuy nhiên có lợi ích thì cũng không tránh khỏi những khó khăn có hộ dân đạt hiệu quả cao và thành công trong Việt nuôi ếch thì cũng có những hộ dân thất bại.kỹ thuật nuôi ếch của các hộ dân đa số là tự tìm hiểu, mày mò học hỏi kinh nghiệm từ nhau từ người này truyền sang người khác , từ đời này sang đời khác nên vẫn chưa hoàn thiện . Sau đây là những mô hình nuôi ếch ở Việt Nam ta . +) Mô hình nuôi ếch trong bể xi măng. +) Mô hình nuôi trong bể bạt . +) Mô hình nuôi trong mùng . +) Mô hình nuôi trong ruộng. +) Mô hình nuôi trong ao, vườn. 1. Phần đầu : Phần đầu cũng là phần giới thiệu . Giới thiệu về môi trường sống, về tên gọi khác , về những lợi ích ,tác hại của nó . Ếch là một loài động vật chủ yếu sống ở nơi đầm lầy, mé sông, ao, hồ , sống ở những nơi ẩm ướt, là loại động vật kiếm sống vào ban đêm , nó sống ẩn trong hang vào mùa đông đây cũng được gọi là hiện tượng trú đông. Ếch tìm kiếm những thức ăn có sẳn trong tự nhiên cùng chung môi trường sống như : giun , tép , óc , cua, cá con, châu chấu , cào cào , nó còn có thể ăn những thức ăn như là ngũ cốc trộn với tôm cá giun lươn và bột ngô. Ếch là một loài động vật đẻ trứng , sau khi nở từ trứng một con ếch nổi lên như nòng nọc , giống như một số loài lưỡng cư khác một con ếch có những thay đổi mạnh mẽ trong suốt vòng đời của nó gọi là biến thái . Một con ếch có thẩy nhảy gấp đôi 50 lần cơ thể của chúng nhiều loài khác có thể nhảy gấp 20 lần cơ thể của chúng tuy nhiên cũng có thể một số ếch có chân sau ngắn và cũng chỉ nhảy được một quãng đường ngắn .Nó là loài động vật có xương sống . 2. Nội dung: Ngày 25.10.2022 tôi đã được đi xem những mô hình nuôi ếch nuôi lươn tại nhà các hộ dân trong địa bàn khóm 3, khóm 4 TP Trà Vinh, Tỉnh TV . Cùng với sự mạnh dạn phát triển nghành chăn nuôi , trồng trọt gia đình chú Thạch Sóc đã thành công về việt nuôi ếch trong lồng lưới. Với sự thành công này đem lại cho gia đình chứ mức thu nhập về kinh tế khá cao và đem lại hiệu quả với mô hình này , lúc đầu đây chỉ là một cái ao bình thường chỉ nuôi những con cá nhỏ và có một vài ếch đồng sinh sống , với tài năng của chú sự tìm tòi không ngừng học hỏi chú muốn có thêm thu nhập cho gia đình nên từ những kinh nghiệm vốn có của mình chú đã bắt tay vào việt làm lòng trong cái ao nhỏ để nuôi ếch . Số lượng ếch được thả sau khi chú hoàn thành mô hình là 2500 con trong 3 lòng lưới . Sau gần 1 tháng rưỡi nuôi ếch trong lòng lưới anh đã tốn hết 7.500.000đ đó là bao gồm hết tiền giống ếch , thuốc men và tiền thức ăn . Sau 3 tháng nuôi lứa ếch đầu cho thu hoạch lên tới 3 đến 4 con/kg . Mức thu hoạch của chú được khoảng 200 kg . Ếch thương phẩm là một loại ếch mập mạp , nhìn sạch sẽ hơn, các phần chi ếch rất to và chậm chạp . Giá của ếch đồng hiện nay dao động từ 140.000đ – 120.000đ tuy nhiên ếch nuôi có mức giá thấp hơn dao động chỉ từ 80.000đ – 60.000đ. giống vật nuôi thường không được ngon như ếch đồng thịt nó mềm và sẽ nhảo hơn . Với ếch thương phẩm của gia đình Chú sóc được bán cho người dân trong xóm và cho những quán ăn thu nhập cũng được 80.000đ – 70.000đ/ kg . Theo sự tính toán tỉ mỉ của chú thì trừ đi những chi phí đã chi cho thức ăn thuốc mềm này kia nọ thì 1kg ếch có thể lời từ 20.00đ -40.000đ . Cùng với giống 2500 đầu chú đã thu lãi khoảng 14 triệu đồng . Nhằm làm giảm bớt đi chi phí mua thức ăn nông nghiệp thì chú đã tranh thủ thời gian để đi bắt tép , cua ốc , cá nhỏ để thay vào thức ăn công nghiệp, nhờ ăn những thức ăn tự nhiên ếch phát triển nhanh hơn , và sinh sản thêm được nhiều loài nòng nọc mới . Ngoài mô hình nuôi ếch trong lòng lưới ra chú còn thả thêm 5000 cá rô con trong ao , cùng thời điểm đó chú thu hoạch được hai loài thực phẩm , cũng quanh ao chú còn trống f thêm những loại rau xanh khác nhau như rau muống, mướp v.v.... với sự thành công trong bước đầu này chú dự định sang năm sẽ mở rộng quy mô và tăng thêm số lượng ếch trong mỗi đợt nuôi , cùng với sự phát triển và sinh trưởng của ếch ở trên mặt nước , cá rô ở dưới nước chú dự kiến sẽ thu hoạch tiếp theo vào cuối năm nay.Sự thành công cùa gia đình chú Sóc đem lại lợi nhuận ổn định trong cuộc sống gia đình về mặt kinh tế . Thấy được sự hiệu quả trong mô hình này nhiều bà con và người dân trong địa phương đã đến gặp chú để tư vấn và tìm hiểu học hỏi những cách chăn nuôi trồng trọt học hỏi để lấy kinh nghiệm. Chú rất nhiệt tình khi hướng dẫn chi tiết từng kĩ thuật. 3. Kết luận Với mô hình nuôi ếch trong lòng lưới đã giúp cho gia đình chú tăng thêm thu nhập khá cao. Thấy được sự thành công và hiệu quả này mong người dân trong địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh hãy tự tin mạnh dạn phát huy dùng nhưng kiến thức , những kinh nghiệm những gì mà mình tích lũy được để tạo nên một mô mình nuôi hay trồng gì đó có thể giúp ích cho mọi người . Có thể học từ kinh nghiệm và hiệu quả của chú thử sức mình làm những mô hình nuôi ếch khác có thể chúng ta cũng thành công như chú . Vì sao ếch lại có mức thu nhập tương đối cao như vậy và vì sao ếch lại được ưa chuộng đến thế ? Ếch là một loài thức ăn được người dân ưa chuộng không những người lớn mà trẻ nhỏ vì nó có thể chế biến thành nhiều món ăn giá thành cũng tương đối dễ kiếm trên thị trường và có nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo , canxi đây đều là những chất cần thiết cho cơ thể và đặc biệt ếch là loài động vật chứa ít calo rất phù họp với người giảm cân nhưng vẫn đủ chất . Theo đông y thịt ếch có tính hàn vị ngọt có thể cần cho người bị suy dinh dưỡng giúp trẻ hết biến ăn và ngủ ngon , phụ nữ sau sinh và người bị thiếu máu , tuy nhiên có cái lợi cũng có cái hại của , mặc dù ếch nhiều chất dinh dưỡng nhưng không thể lạm dụng . Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn vì sức đề kháng của bé còn yếu không nên vội cho ăn những người hay bị ho khi làm thịt của ếch phải cẩn thận lọt hết phần da bỏ hết phần ruột và cắt hết chi.
    Mô hình trồng sả mang lại thu nhập cao, thích ứng với biến đổi khí hậu
    Sả (tên khoa học là Cymbopogon flexuosus Stapf) là một loại cây thân thảo rất phổ biến ở nước ta. Sả thuộc loại cây dược liệu nhờ tinh dầu citral có nhiều công dụng chữa bệnh nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian và là loại cây gia vị trong chế biến thức ăn, nguyên liệu để pha trà, làm nước uống những năm gần đây cây sả được thị trường tiêu thụ khá mạnh. Ngoài ra cây sả còn giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, có thể giúp hạ huyết áp, giúp giảm đau, giúp thải độc, hỗ trợ giảm cân, sát khuẩn da,…Sả cũng là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể. Ngoài ra, tinh dầu sả có tác dụng khử mùi hôi tanh, xua đuổi ruồi muỗi, chữa cúm và phòng các bệnh truyền nhiễm. Nắm bắt được nhu cầu trên, sau nhiều năm trồng lúa, trồng đậu và cây mì bị thua lỗ nặng và chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã làm kinh tế gia đình anh gặp nhiều khó khăn.
    Biến cây trồng quen thuộc của nông dân thành kiểng Tết
    Thị trường cây cảnh chưng Tết Nguyên đán Quí Mão 2023 khá đa dạng. Bên cạnh các loại cây cảnh đắt tiền như mai, sung,… một nông dân ở ấp Vĩnh Yên xã Long Đức, Tp. Trà Vinh đã cho ra đời sản phẩm chưng Tết từ lúa, bắp.
    Độc lạ mô hình đem mía tím lên chậu cảnh chưng Tết Quý Mẹo 2023
    Dù mới đưa ra thị trường cây cảnh chưng Tết nhưng 100 chậu mía tím của anh Nguyễn Văn Thạnh (Khóm 4, Phường 9, Tp Trà Vinh) đều đã có khách đặt với giá từ 300.000 đồng/chậu đến 1.000.000 đồng/chậu.
    Thu nhập cao nhờ luân canh lúa - màu trên đất chuyên lúa
    Từ khi thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với tình hình thời tiết diễn biến cực đoan đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, kinh tế của người dân trên địa bàn phường 9 ngày càng ổn định, nhất là việc luân canh lúa - màu trên đất chuyên lúa. Cách làm này giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giúp thu nhập tăng cao so với trồng thâm canh cây lúa.
    Mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng
    Phường 8, thành phố Trà Vinh là vùng ven, có diện tích khoản 360,11 ha. Trong đó, đất nông nghiệp hiện có khoản 40ha. Người nông dân sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt, làm thuê và một số hộ làm dịch vụ. Những năm qua công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được Đảng ủy, UBND quan tâm triển khai thực hiện. Trong đó có mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng. Đây là mô hình mới, đem lại thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn. Tiêu biểu có hộ chị Thạch Thị Phala, ngụ Khóm 7 Phường 8. Chị mạnh dạn đầu tư con giống gà Ai Cập siêu trứng, với số lượng 200 con gà mái giống. Sau 4 - 5 tháng nuôi gia đình chị thu được lứa trứng đầu tiên. Với giá bán 30000₫/chục (10 quả trứng) hàng ngày gia đình chị có thu nhập khoản 300.000₫/ngày. Sau khi trừ các khoản chi phí, chị còn lợi nhuận khoản 120.000₫₫/ngày. Đây là mô hình đem lại hiệu quả cho hộ nông dân.
    Chanh chùm tàu bông tím cây trồng nâng cao thu nhập cho bà con nông dân tại ấp Kinh Lớn, Xã Long Đức, TP Trà Vinh
    Bên cạnh các giống chanh phổ biến hiện nay như chanh không hạt, chanh núm, chanh bông tím…hiện nay đã bị già hóa và xuất hiện các bệnh vàng lá, thối rể. Hiện nay tại ấp Kinh Lớn Xã Long Đức anh Nguyễn Thanh Phong đã thành công trong việc đưa và nhân rộng giống chanh Chùm tàu bông tím về trồng tại địa phương, anh cho biết năng suất và giá trị cao gấp 3-4 lần so với giống chanh truyền thống đang trồng tại địa phương. Anh Nguyễn Thanh Phong chia sẻ: bản thân thường xuyên đi nhiều nơi tại nhiều địa phương để tìm giống cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương, sau chuyến đi nhà người quen tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long thấy được hiệu quả kinh tế mà cây chanh đem lại, đây là cây dễ trồng và thời gian thu hoạch ngắn; trái to, cho năng suất vượt trội so với nhiều giống chanh khác; đặc biệt thích nghi tốt với vùng đất mới. Chanh Chùm tàu bông tím (thế hệ mới) được các nhà vườn đánh giá là cây trồng cho năng suất rất cao và thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước. Sau khi đưa về trồng trên diện tích 5000m2 với khoảng 500 gốc được hơn 01 năm tuổi đã cho năng suất bình quân 45-50 kg/cây. Về kỹ thuật chăm sóc cây anh chia sẻ: Khoảng cách trồng thích hợp từ 3x3m, hố trồng rộng từ 60 – 80 cm độ sâu tùy theo điều kiện của đất, lấy đất mặt liếp hoặc đất mương đã khô băm nhỏ rồi trộn hỗn hợp phân chuồng ủ mục, tro trấu và phân lân, một ít thuốc trừ sâu rệp sáp và tuyến trùng rễ, rồi đắp thành mô cao 5 tấc và rộng 5 tấc vuông. Sau khi trồng chúng ta cấm cây cọc kèm theo để giữ cho cây thẳng đứng không bị đổ ngã giúp cây phát triển tốt, tưới nước đều đặn 2 lần/ ngày đồng thời tủ gốc giữ ẩm đặc biệt vào mùa khô. Khi cây chanh cao tầm 1m phải tiến hành cắt tỉa tạo tán, cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, những cành nhỏ, khô, cành vượt để tạo độ thông thoáng cho cây, hạn chế sâu bệnh. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sẽ gặp các loại côn trùng gây hại như: Bọ xít, rầy, rệp, sâu vẽ bùa, nhện trắng; sâu đục thân, đục cành,…. Một số bệnh hại như: bệnh đốm đen, loét, ghẻ, đốm trắng,… Với các giống chanh truyền thống hiện nay có giá khoảng 4.000-5.000 đồng/kg (mùa mưa) và 22.000-25.000 đồng/kg (mùa nghịch), nhưng giá chanh Chùm tàu bông tím luôn đứng ở mức 10.000-30.000 đồng/kg. Ưu điểm của giống chanh Chùm tàu là do cây được lai tạo từ F1 nên có sức sống tốt và ổn định được các đặc điểm của giống chanh bông tím truyền thống (mùi thơm, thịt chanh trắng trong…). Hiện nay nhu cầu thị trường đang tiêu thụ chanh Chùm tàu bông tím đang phát triển; nhà vườn Nguyễn Thanh Phong còn chiết nhánh bán cho các nhà vườn trong và ngoài xã. Anh cho biết: Với năng suất trái đối với cây chanh dưới 02 năm tuổi đạt khoảng 04-4,5 tấn/1.000m2 (100 cây/1.000m2), khi cây từ 02 năm tuổi trở lên cho năng suất ổn định 07-08 tấn trái. Với hiệu quả của cây chanh Chùm tàu mang lại, nên nhiều nhà vườn đã đến đặt mua nhánh, trong năm nay anh đã cung cấp ra ngoài hơn 5.000 nhánh chanh giống. Từ hiệu quả của cây chanh Chùm tàu bông tím, gia đình tiếp tục trồng mở rộng thêm và dự kiến sẽ cung cấp giống cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho bà con tại địa phương nhân rộng mô hình sản xuất chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.
    Mô hình trồng cây sen lấy ngó kết hợp nuôi cá đồng mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân
    Hiện nay có rất nhiều mô hình trồng trọt và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Đặc biệt, tại Ấp Phú Hòa, Xã Long Đức, TP.Trà Vinh có hộ chị Nguyễn Thị Kim Anh đã tạo ra sự kết hợp rất tuyệt với giữa trồng hoa sen và nuôi cá đồng trên phạm vi ao hồ của gia đình. Trước đây gia đình chị Kim Anh sử dụng ao hồ chủ yếu để nuôi cá tai tượng nhưng do gia đình chị chưa đủ kinh nghiệm nên cá bị bệnh dẫn đến thua lỗ và chị để ao trống cho cá vào tự nhiên nên không mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho gia đình. Qua chia sẽ của chị Kim Anh thì được biết là trong một lần gia đình chị đi du lịch tại Đồng Tháp thấy hoa sen nở rất đẹp nên chị mới hỏi thăm quản lý khu du lịch về cách chăm sóc cũng như cách trồng hoa sen, về nhà chị cũng tìm hiểu thêm về giống cây sen, cách trồng sen,... trên những cuốn sách, internet.Từ những gì chị tìm hiểu thì chị nhận thấy mô hình này dễ trồng lại tốn ít chi phí, công chăm sóc và đặc biệt là ít bị sâu bệnh, không cần sử dụng phân hóa học, thích ứng với môi trường và có tính lọc nước. Chị bắt đầu lên kế hoạch trồng hoa sen và chọn giống cây tốt, sạch bệnh và mua từ chỗ bán giống cây trồng có uy tín Sau khi trồng hoa sen phát triển tốt chị mới bắt đầu cho cá đồng thiên nhiên tự vào ao và sinh sản trong ao để tăng sản lượng. Chị trồng hoa sen chủ yếu để thu hoạch ngó sen và lá sen. Vì ngó sen đang là một trong những món ăn được sử dụng nhiều trong các dịp đám tiệc, các quán ăn và nhà hàng tại các tỉnh miền tây. Còn lá sen được sử dụng trong các nhà hàng, quán ăn lớn, nhỏ, vỉa hè chủ yếu để trang trí và gói đồ ăn như món xôi,..để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra khi thực hiện mô hình này chị Thu cảm thấy rất hài lòng vì hoa sen là loại cây có tính lọc nước và nguồn nước trong hồ rất sạch, còn cá đồng sẽ ăn những tạp chất trong ao hồ để ao hồ sạch và đẹp hơn. Diện tích ao hồ của chị Kim Anh hơn 6000m2 với diện tích này chị thu hoạch được 30 - 50 kg ngó sen/đợt. Giá dao động từ 50.000 - 75.000 đồng/kg. Lợi nhuận trên 10.000.000 đồng/tháng. Sau khi trồng khoảng 3 tháng có thể thu hoạch được ngó sen và thời gian thu hoạch thường cách nhau 1 - 2 ngày kéo dài từ 5 - 8 nămCá đồng được nuôi dưới ao sen sẽ có nguồn thức ăn vô cùng phong phú nên cá rất mau lớn. Thịt cá săn chắc rất ngon và vị ngọt hơn các loại cá được nuôi trông hồ công nghiệp. Đồng thời lượng cá này cũng mang lại nguồn lợi hấp dẫn trên 15.000.000 đồng/năm. Qua sự kết hợp tuyệt với của mô hình trồng cây sen lấy ngó kết hợp với nuôi cá đồng đã đưa nguồn kinh tế của gia đình chị lên mức thu nhập khá. Chị còn chia sẽ cách trồng cho các hộ xung quanh để cùng nhau phát triển kinh tế ổn định thu nhập gia đình.
    Mô hình nấu đậu phộng mang lại thu nhập ổn định
    Tại Khóm 5, Phường 8, có hộ bà Trương Thị Trân có thực hiện mô hình sinh kế nấu đậu phộng đem lại hiệu quả kinh tế ổn định.Hàng ngày, bà mua đậu phộng từ vườn với số lượng bình quân khoảng 50kg với giá khoảng 18.000đ/kg và nấu tại nhà bằng bếp củi. Sau đó, các tiểu thương, hộ bán hàng rong sẽ đến mua thành phẩm để đem ra chợ bán với mức giá khoảng 30.000đ/kg. Nhờ làm nghề lâu năm nên hộ bà có được nguồn cung nguyên liệu tốt vối giá rẻ và đầu ra ổn định. Sau khi trừ các chi phí thì bình quân hàng tháng hộ bà lời được khoảng 7 triệu đồng. 
    Nhân rộng các mô hình sinh kế và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
    Dự án “xây dựng năng lực cho cộng đồng nhằm ứng phó với thiên tai” giai đoạn 2 (tháng 8/2019 - 7/2022) do tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (BfdW) và tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV) tài trợ đã mang lại nhiều hiệu quả và thành công nhất định cho cộng đồng và chính quyền địa phương thành phố Trà Vinh nói chung và phường 9 nói riêng trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để thích ứng cao với thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH). Để tạo lan tỏa mạnh và có đủ điều kiện để vận động chính sách, các quy định mới được ban hành... nhằm ứng phó và thích ứng với thiên tai và BĐKH, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển thành phố Trà Vinh đề xuất vận động ngân sách Nhà nước nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững có khả năng chống chịu với BĐKH và các thực tiễn tốt. Nổi bật mô hình trồng nấm bào ngư của bà Thạch Thị Sa Bane, ở Khóm 10, Phường 9, thành phố Trà Vinh là một trong những mô hình thực hiện thành công. Bà Bane cho biết: tham gia thực hiện mô hình từ tháng 7/2022 đến nay, gia đình bà được dự án hỗ trợ 2.000 bịch nấm bào ngư giống, trong đó bà đối ứng trên 10 triệu đồng xây dựng nhà trại trồng nấm bào ngư. Sau 1,5 tháng, nấm bắt đầu cho thu hoạch khoảng 70 - 80kg/lần, giá bán 45.000 đồng/kg. Trước khi thu hoạch, bà mở nấp đập nấm, 04 ngày sau tiến hành thu hoạch. Khi thu hoạch xong bà vệ sinh và đậy nấp bịch nấm lại đến khoảng 01 tuần sau tiến hành thu hoạch tiếp. Đến nay đã thu hoạch được 04 lần. Theo cán bộ kỹ thuật, chu kỳ nấm trồng thu hoạch khoảng 07 lần kết thúc. Phụ phẩm nấm bào ngư sẽ ủ lại làm nấm rơm. Hay mô hình nuôi lươn của nông dân Thái Rên, khóm 4, phường 9 được dự án tài trợ 2.500 con giống. Sau 10 tháng nuôi đã thu hoạch với sản lượng 380kg, giá bán 120.000 đồng/kg, lợi nhuận 30 triệu đồng. Theo ông Rên chia sẻ, phần lớn thức ăn của lươn mua ngoài tỉnh nên chi phí khá cao, nhưng đầu ra sản phẩm lươn thương phẩm có giá trị trên thị trường. Để mô hình này mang lại hiệu quả bền vững cho người dân, các cấp, các ngành và địa phương cần tạo mối liên kết hợp tác đầu ra để nông dân an tâm sản xuất khi nhân rộng mô hình. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển thành phố Trà Vinh, dự án triển khai trong thời gian 02 năm với 68 mô hình sinh kế: trồng nấm bào ngư, nuôi lươn, nuôi ốc bươu đen, nuôi ếch tập trung ở Phường 8, Phường 9 và xã Long Đức, thành phố Trà Vinh. Các mô hình này tạo sinh kế lớn, đặc biệt là người nghèo, đồng bào Khmer, ưu tiên hộ nữ làm chủ hộ và người yếu thế trong xã hội. Qua đánh giá, mô hình nuôi ốc bươu đen có chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi và phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng triển khai dự án. Để tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình này cần tổ chức các chuyến tham quan vùng nuôi lớn, tọa đàm liên kết chia sẻ kinh nghiệm nuôi, tăng cường cập nhật kiến thức mới. Còn mô hình nuôi lươn nếu kết hợp kinh nghiệm và kỹ thuật mới trong việc nuôi và chăm sóc khá thuận lợi. Mô hình trồng nấm cần hỗ trợ nhiều hơn trong khâu thiết kế, chăm sóc và thu hoạch. Các mô hình của dự án hiện nay chưa có liên kết, phần lớn sản phẩm của các mô hình tiêu thụ tại chợ địa phương. Thời gian tới, thành phố tập trung liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất với số lượng và chất lượng theo nhu cầu có ký kết hợp đồng đầu vào, đầu ra và xây dựng phương án đánh giá rủi ro cho từng mô hình. Đồng thời nhân rộng các mô hình theo thứ tự ưu tiên: mô hình nuôi ốc bươu đen; nuôi lươn; nuôi ếch; trồng nấm bào ngư. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình nuôi ếch cần xây dựng phương án đề phòng bệnh phổi, bệnh về ký sinh trùng trên da và có giải pháp hạn chế mưa lùa vào mùa mưa. Nắng nóng và nhiệt độ cao hầu như điều tác động đến tất cả các mô hình, do đó cần có giải pháp giảm nhiệt độ theo hướng sinh thái những vật dụng sẵn có như thả bèo tai tượng để thực hiện mô hình nuôi ốc; dùng lá dừa che nắng mưa để nuôi ếch; dùng nhà trại bằng lá để trồng nấm bào ngư nhằm ổn định nhiệt độ trồng và tránh gió lùa. Ngoài ra, cần tập huấn hỗ trợ kỹ thuật tại mô hình trong những vụ đầu triển khai, hướng dẫn cách theo dõi thu thập và phân tích những hiện tượng bất thường trong mô hình. Ghi chép nhật ký sản xuất để rút ra kinh nghiệm, từ đó có giải pháp khắc phục rủi ro thiệt hại; hỗ trợ liên kết đầu vào đầu ra bền vững. Hình thành vùng nguyên liệu làng nghề tập trung tránh dàn trải và hướng đến sản phẩm OCOP cho địa phương. Các sản phẩm có thể hướng đến như ốc bươu đen gác bếp, ốc bươu ướp sa tế; chả ốc bươu; dồi ốc; nấm tươi hút chân không, nấm bào ngư sấy khô, combo lẩu nấm; lươn thịt VietGAP; ếch thịt VietGap; đùi ếch hút chân không, chà bông ếch, chả ếch… Bên cạnh đó, cần hỗ trợ thiết kế nhãn mác, bao bì công nghiệp, truy xuất nguồn gốc và bảo hộ trí tuệ cho các sản phẩm trên khi sản xuất thành công. Các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ nữ làm chủ hộ, hộ đồng bào Khmer có điều kiện kinh tế còn khó khăn. Do đó, về vốn đối ứng còn gặp nhiều hạn chế, mà không đối ứng theo thiết kế dự án sẽ khó tiếp cận và khả năng thành công cao. Vì vậy, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển thành phố mong tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi để đầu tư phần đối ứng cho mô hình được hiệu quả.