Sinh kế

    Nhân rộng các mô hình sinh kế và liên kết tiêu thụ sản phẩm.
    Dự án “xây dựng năng lực cho cộng đồng nhằm ứng phó với thiên tai” giai đoạn 2 (tháng 8/2019 - 7/2022) do tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (BfdW) và tổ chức ActionAid Việt Nam (AAV) tài trợ đã mang lại nhiều hiệu quả và thành công nhất định cho cộng đồng và chính quyền địa phương thành phố Trà Vinh nói chung và phường 9 nói riêng trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để thích ứng cao với thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH). Để tạo lan tỏa mạnh và có đủ điều kiện để vận động chính sách, các quy định mới được ban hành... nhằm ứng phó và thích ứng với thiên tai và BĐKH, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển thành phố Trà Vinh đề xuất vận động ngân sách Nhà nước nhân rộng các mô hình sinh kế bền vững có khả năng chống chịu với BĐKH và các thực tiễn tốt. Nổi bật mô hình trồng nấm bào ngư của bà Thạch Thị Sa Bane, ở Khóm 10, Phường 9, thành phố Trà Vinh là một trong những mô hình thực hiện thành công. Bà Bane cho biết: tham gia thực hiện mô hình từ tháng 7/2022 đến nay, gia đình bà được dự án hỗ trợ 2.000 bịch nấm bào ngư giống, trong đó bà đối ứng trên 10 triệu đồng xây dựng nhà trại trồng nấm bào ngư. Sau 1,5 tháng, nấm bắt đầu cho thu hoạch khoảng 70 - 80kg/lần, giá bán 45.000 đồng/kg. Trước khi thu hoạch, bà mở nấp đập nấm, 04 ngày sau tiến hành thu hoạch. Khi thu hoạch xong bà vệ sinh và đậy nấp bịch nấm lại đến khoảng 01 tuần sau tiến hành thu hoạch tiếp. Đến nay đã thu hoạch được 04 lần. Theo cán bộ kỹ thuật, chu kỳ nấm trồng thu hoạch khoảng 07 lần kết thúc. Phụ phẩm nấm bào ngư sẽ ủ lại làm nấm rơm. Hay mô hình nuôi lươn của nông dân Thái Rên, khóm 4, phường 9 được dự án tài trợ 2.500 con giống. Sau 10 tháng nuôi đã thu hoạch với sản lượng 380kg, giá bán 120.000 đồng/kg, lợi nhuận 30 triệu đồng. Theo ông Rên chia sẻ, phần lớn thức ăn của lươn mua ngoài tỉnh nên chi phí khá cao, nhưng đầu ra sản phẩm lươn thương phẩm có giá trị trên thị trường. Để mô hình này mang lại hiệu quả bền vững cho người dân, các cấp, các ngành và địa phương cần tạo mối liên kết hợp tác đầu ra để nông dân an tâm sản xuất khi nhân rộng mô hình. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển thành phố Trà Vinh, dự án triển khai trong thời gian 02 năm với 68 mô hình sinh kế: trồng nấm bào ngư, nuôi lươn, nuôi ốc bươu đen, nuôi ếch tập trung ở Phường 8, Phường 9 và xã Long Đức, thành phố Trà Vinh. Các mô hình này tạo sinh kế lớn, đặc biệt là người nghèo, đồng bào Khmer, ưu tiên hộ nữ làm chủ hộ và người yếu thế trong xã hội. Qua đánh giá, mô hình nuôi ốc bươu đen có chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi và phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng triển khai dự án. Để tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình này cần tổ chức các chuyến tham quan vùng nuôi lớn, tọa đàm liên kết chia sẻ kinh nghiệm nuôi, tăng cường cập nhật kiến thức mới. Còn mô hình nuôi lươn nếu kết hợp kinh nghiệm và kỹ thuật mới trong việc nuôi và chăm sóc khá thuận lợi. Mô hình trồng nấm cần hỗ trợ nhiều hơn trong khâu thiết kế, chăm sóc và thu hoạch. Các mô hình của dự án hiện nay chưa có liên kết, phần lớn sản phẩm của các mô hình tiêu thụ tại chợ địa phương. Thời gian tới, thành phố tập trung liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất với số lượng và chất lượng theo nhu cầu có ký kết hợp đồng đầu vào, đầu ra và xây dựng phương án đánh giá rủi ro cho từng mô hình. Đồng thời nhân rộng các mô hình theo thứ tự ưu tiên: mô hình nuôi ốc bươu đen; nuôi lươn; nuôi ếch; trồng nấm bào ngư. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình nuôi ếch cần xây dựng phương án đề phòng bệnh phổi, bệnh về ký sinh trùng trên da và có giải pháp hạn chế mưa lùa vào mùa mưa. Nắng nóng và nhiệt độ cao hầu như điều tác động đến tất cả các mô hình, do đó cần có giải pháp giảm nhiệt độ theo hướng sinh thái những vật dụng sẵn có như thả bèo tai tượng để thực hiện mô hình nuôi ốc; dùng lá dừa che nắng mưa để nuôi ếch; dùng nhà trại bằng lá để trồng nấm bào ngư nhằm ổn định nhiệt độ trồng và tránh gió lùa. Ngoài ra, cần tập huấn hỗ trợ kỹ thuật tại mô hình trong những vụ đầu triển khai, hướng dẫn cách theo dõi thu thập và phân tích những hiện tượng bất thường trong mô hình. Ghi chép nhật ký sản xuất để rút ra kinh nghiệm, từ đó có giải pháp khắc phục rủi ro thiệt hại; hỗ trợ liên kết đầu vào đầu ra bền vững. Hình thành vùng nguyên liệu làng nghề tập trung tránh dàn trải và hướng đến sản phẩm OCOP cho địa phương. Các sản phẩm có thể hướng đến như ốc bươu đen gác bếp, ốc bươu ướp sa tế; chả ốc bươu; dồi ốc; nấm tươi hút chân không, nấm bào ngư sấy khô, combo lẩu nấm; lươn thịt VietGAP; ếch thịt VietGap; đùi ếch hút chân không, chà bông ếch, chả ếch… Bên cạnh đó, cần hỗ trợ thiết kế nhãn mác, bao bì công nghiệp, truy xuất nguồn gốc và bảo hộ trí tuệ cho các sản phẩm trên khi sản xuất thành công. Các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ nữ làm chủ hộ, hộ đồng bào Khmer có điều kiện kinh tế còn khó khăn. Do đó, về vốn đối ứng còn gặp nhiều hạn chế, mà không đối ứng theo thiết kế dự án sẽ khó tiếp cận và khả năng thành công cao. Vì vậy, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển thành phố mong tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi để đầu tư phần đối ứng cho mô hình được hiệu quả.
    Mô hình nuôi ếch nhà lưới do dự án act!onaid hỗ trợ cho người dân ở khoam 3 phường 9 tp Trà Vinh
    Vì mưa lớn kéo dài gây tình trạng ngặp úng lúa, hoa màu thất thu nên các hộ dân ở khóm 3 phường 9 tp Trà Vinh thấy rằng nên chuyển đổi qua một mô hình khác để kiếm lời qua được sự đó quan tâm của chính quyền ban quản dự lý dự án thành phố trà vinh đã tư vấn hướng cho các hộ dân bên sông được tập huấn về mô hình nuôi ếch nhà lưới thích nghi với điều kiện mua dầm hiện nay, người dân rất phấn khởi khi được dự án act!onaid hỗ trợ về kỹ thuật, con giống ( 2.500 con giống), vèo, bạc…người dân chỉ bỏ công với tiền thức ăn để nuôi vì thế rất đem lại lợi nhuận rất cao cho hộ dân đang thất bát về lúa, hoa màu qua được người dân cho biết nuôi ếch rất dễ kiếm lời thời gian thu hoạch là 2,5 đến 3 tháng là có thể thu hoạch được cũng cho biết là khi thu mua vào được giá 40.000đ đến 45.000đ / kg lợi nhuận khoảng 16 triệu đồng chưa trừ chi phí thức ăn tiền thức ăn 01 tháng ăn 02 bao 01 bao khoảng 400.000đ. Các hộ cho biết đầu ra thì chỗ bán ếch giống bao thu vào nên người dân rất yên tâm thực hiện chuyển đổi sang nuôi ếch, các hộ dân cho biết mô hình nuôi ếch này rất thiết thực người dân chỉ đầu tư vốn thức ăn còn các chi phí còn lại được dự án hỗ trợ bà con rất phấn khởi và cảm ơn dự án.
    HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG DƯA LƯỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
    Thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) hiện nay nhiệt độ trái đất tăng bình quân hàng năm là 0,5 độ C, mà theo các nhà khoa học cho biết nếu nhiệt độ tăng 1 độ C thì sản lượng lương thực sẽ giảm đi tương đương 10%. FAO cũng cho rằng Việt Nam nói chung, Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long - Vựa lúa của cả nước nói riêng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra; Biến đổi khí hậu nói chung, hiện tượng El Nino nói riêng đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống của nhân dân một số tỉnh Miền trung, Tây nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long. Để hạn chế ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường, hộ gia đình anh Thạch Sol (ngụ tại khóm 6 phường 9 thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) đã tiên phong học hỏi và mang mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao mang hiệu quả vượt trội về địa phương, mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp của địa phương, đồng thời tạo nguồn thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số của địa phương, giải quyết vấn đề việc làm cho địa phương. Nhận thấy tiềm năng phát triển kinh tế từ các giống dưa lưới, năm 2019 anh Thạch Sol đầu tư xây dựng trang trại rộng 1 ha trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGAP. Anh Sol cho biết, chi phí đầu tư ban đầu trồng 1 sào (1.000 m2) dưa lưới trong nhà màng từ 400 - 500 triệu đồng. Hiện tại, trang trại trồng hai giống dưa lưới TL3 và ML 238, bình quân 1 sào trồng khoảng 3.000 chậu dưa lưới, mỗi cây dưa lưới được trồng riêng trong từng chậu với giá thể xơ dừa đã qua xử lý đặt trên mặt đất có bạt lót vệ sinh môi trường. Để cây dưa lưới phát triển đồng đều, nguồn nước, phân bón đều được chuyển qua hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel đến từng gốc dưa, đáp ứng từng giai đoạn sinh trưởng của cây và không bị lãng phí nguồn nước tưới. Vào thời điểm dưa lưới đơm hoa, các công nhân đưa hàng nghìn con ong ruồi vào thụ phấn, sau khi thụ phấn mỗi cây chỉ giữ lại một quả để nuôi và thường xuyên cắt tỉa lá, nhánh để cây tập trung chất dinh dưỡng vào nuôi quả cũng như phòng tránh dịch bệnh. Anh Sol chia sẻ: “trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao giúp tiết kiệm được nước tưới, ít sử dụng nhân công, có thể trồng quanh năm mà không sợ mưa hay yếu tố bất lợi của thời tiết: mưa, bão, sương muối, đặc biệt với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Nhà màng giúp che chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập nên dưa lớn nhanh, giúp quả có vân lưới đẹp, độ lớn đồng đều. Trang trại chỉ sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ chăm sóc nên sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng, bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, do tập quán canh tác truyền thống, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, làm theo mùa vụ nên sản xuất nông nghiệp trên địa bàn chất lượng chưa cao, năng suất thấp, rủi ro lớn. Mặt khác, trong quá trình sản xuất, do hạn chế kiến thức về sử dụng thuốc, phân bón và mục tiêu lợi nhuận nên nhiều nông dân không tuân thủ đúng quy trình, thậm chí là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và tăng trưởng bừa bãi, chất bị cấm. Do đó, việc ra đời các nhà lưới để sản xuất nghiệp theo hướng công nghệ cao đã góp phần khắc phục những hạn chế trên và cho thấy hiệu quả vượt trội về nhiều mặt so với sản xuất truyền thống. Dưa lưới từ lúc trồng đến khi quả đạt trọng lượng từ 1,4 - 1,8 kg bắt đầu thu hoạch, một vụ sản xuất dưa lưới kéo dài khoảng 60 - 70 ngày, sản xuất được 3 - 4 vụ/năm. Mỗi sào dưa lưới cho thu hoạch khoảng 3,5 tấn quả, với giá bán bình quân 35.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư trang trại có lãi khoảng 1,5 tỷ đồng/năm. Hiện sản phẩm dưa lưới được các cửa hàng, siêu thị tại tỉnh Trà Vinh và các tỉnh, thành phía Nam liên kết bao tiêu sản phẩm đầu ra”. Mô hình trồng dưa lưới của anh Sol còn tạo thêm việc làm thường xuyên cho 5 lao động là dân tộc Khmer khó khăn ở trên địa bàn với thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Đánh giá về mô hình trồng dưa lưới, ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch UBND phường 9 cho biết: “trang trại của anh Sol là một trong những mô hình đầu tiên trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao tại địa phương. Qua đánh giá, cây dưa lưới phát triển rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đây là một trong những mô hình để các hộ, đơn vị tham khảo, học hỏi kinh nghiệm. Ngoài hiệu quả kinh tế còn mang lại các lợi ích xã hội rất lớn khi cho ra đời các sản phẩm sạch, chất lượng để góp phần bảo vệ sức khỏe người dân, tạo các điểm nhấn về ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn phường đã nhân rộng trên 5 ha trồng cây dưa lưới, trong định hướng nâng cao hiệu quả sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, địa phương sẽ tạo điều kiện, tập trung kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp chuyển giao, liên kết phát triển mô hình trồng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương”. Kết luận: Việc đầu tư mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao đã và đang tạo ra bước đột phá trong áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất tại các địa phương, tránh những yếu tố bất lợi do thời tiết, giúp tăng năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng. Dưa lưới là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ rộng. Thời gian tới, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh tiếp tục phối hợp cùng các địa phương tăng cường huy động các nguồn lực, dự án hỗ trợ phát triển, nhân rộng mô hình trồng cây dưa lưới và một số loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao khác. Đồng thời, các đơn vị đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật, tạo điều kiện giúp các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất, xây dựng thương hiệu sản phẩm dưa lưới của tỉnh Trà Vinh, kết hợp phát triển tour tham quan trang trại dưa lưới để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất./.
    Nước lũ
    Trong tháng 10 năm 2022 tại ấp Xóm Đồng 1, xã Thới An Hội, huyện Kê Sách, tỉnh Sóc Trăng; do triều cường tăng cao mưa lớn kéo dài làm ảnh hưởng ngập úng đến các hộ dân trồng lúa bị chết cây trên diện rộng, bà con nông dân phải dặm cây con lại. 
    Mô hình trồng nho
    Ấp an nghiệp có một mô hình trồng nho của ôngThach som Nang,nho cũng là loại cây rất dể trồng thích họp với mọi loại đất,không tốn kém nhiều phân thuốc nên lợi nhuẩn rất cao,sau khi nho có trái có thể làm thành khu du lịch nhỏ để chào đón bà con gần xa tham quan.
    Ếch xanh - ếch trong lòng lưới
    Ếch trong lòng lưới – mô hình ếch trong lòng lưới giúp tăng thêm thu nhập. Ếch đồng ( Hoplobatrachus rugulosus) nó được tìm thấy ở Campuchia ,Trung Quốc, Hồng Kông , Thái Lan, Lào , Ma cao , Malaysia , Myanmar, Philipins, đài Loan và Việt Nam. Chúng ta cần biết ở Việt Nam ta thì ếch được chăn nuôi như thế nào? Mức tiêu thụ ra sau? Có những mô hình chăn nuôi phổ biến nào được áp dụng cụ thể? Sau đây là tình hình nuôi ếch ở nước ta : Ở Việt Nam ta, ếch được nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và TP.HCM chủ yếu là nuôi ếch giống loài thái lan cũng có số ít là nuôi ếch đồng.Những năm gần đây mô hình ếch Thái Lan được nuôi rộng rãi với diện tích vài chục đến vài trăm mét vuông đã đem lại hiệu quả và thu nhập đáng kể cho nông dân cùng với đó là sự phát triển mạnh . Với nuôi ếch thái có thể nói là dễ làm , có hiệu quả cao , chỉ câng khoảng vài chục mét là có thể nuôi được lợi nhuận có thể lên tới hàng chục triệu/năm . Tuy nhiên có lợi ích thì cũng không tránh khỏi những khó khăn có hộ dân đạt hiệu quả cao và thành công trong Việt nuôi ếch thì cũng có những hộ dân thất bại.kỹ thuật nuôi ếch của các hộ dân đa số là tự tìm hiểu, mày mò học hỏi kinh nghiệm từ nhau từ người này truyền sang người khác , từ đời này sang đời khác nên vẫn chưa hoàn thiện . Sau đây là những mô hình nuôi ếch ở Việt Nam ta . +) Mô hình nuôi ếch trong bể xi măng. +) Mô hình nuôi trong bể bạt . +) Mô hình nuôi trong mùng . +) Mô hình nuôi trong ruộng. +) Mô hình nuôi trong ao, vườn. 1. Phần đầu : Phần đầu cũng là phần giới thiệu . Giới thiệu về môi trường sống, về tên gọi khác , về những lợi ích ,tác hại của nó . Ếch là một loài động vật chủ yếu sống ở nơi đầm lầy, mé sông, ao, hồ , sống ở những nơi ẩm ướt, là loại động vật kiếm sống vào ban đêm , nó sống ẩn trong hang vào mùa đông đây cũng được gọi là hiện tượng trú đông. Ếch tìm kiếm những thức ăn có sẳn trong tự nhiên cùng chung môi trường sống như : giun , tép , óc , cua, cá con, châu chấu , cào cào , nó còn có thể ăn những thức ăn như là ngũ cốc trộn với tôm cá giun lươn và bột ngô. Ếch là một loài động vật đẻ trứng , sau khi nở từ trứng một con ếch nổi lên như nòng nọc , giống như một số loài lưỡng cư khác một con ếch có những thay đổi mạnh mẽ trong suốt vòng đời của nó gọi là biến thái . Một con ếch có thẩy nhảy gấp đôi 50 lần cơ thể của chúng nhiều loài khác có thể nhảy gấp 20 lần cơ thể của chúng tuy nhiên cũng có thể một số ếch có chân sau ngắn và cũng chỉ nhảy được một quãng đường ngắn .Nó là loài động vật có xương sống . 2. Nội dung: Ngày 25.10.2022 tôi đã được đi xem những mô hình nuôi ếch nuôi lươn tại nhà các hộ dân trong địa bàn khóm 3, khóm 4 TP Trà Vinh, Tỉnh TV . Cùng với sự mạnh dạn phát triển nghành chăn nuôi , trồng trọt gia đình chú Thạch Sóc đã thành công về việt nuôi ếch trong lòng lưới. Với sự thành công này đem lại cho gia đình chứ mức thu nhập về kinh tế khá cao và đem lại hiệu quả với mô hình này , lúc đầu đây chỉ là một cái ao bình thường chỉ nuôi những con cá nhỏ và có một vài ếch đồng sinh sống , với tài năng của chú sự tìm tòi không ngừng học hỏi chú muốn có thêm thu nhập cho gia đình nên từ những kinh nghiệm vốn có của mình chú đã bắt tay vào việt làm lòng trong cái ao nhỏ để nuôi ếch . Số lượng ếch được thả sau khi chú hoàn thành mô hình là 2500 con trong 3 lòng lưới . Sau gần 1 tháng rưỡi nuôi ếch trong lòng lưới anh đã tốn hết 7.500.000đ đó là bao gồm hết tiền giống ếch , thuốc men và tiền thức ăn . Sau 3 tháng nuôi lứa ếch đầu cho thu hoạch lên tới 3 đến 4 con/kg . Mức thu hoạch của chú được khoảng 200 kg . Ếch thương phẩm là một loại ếch mập mạp , nhìn sạch sẽ hơn, các phần chi ếch rất to và chậm chạp . Giá của ếch đồng hiện nay dao động từ 140.000đ – 120.000đ tuy nhiên ếch nuôi có mức giá thấp hơn dao động chỉ từ 80.000đ – 60.000đ. giống vật nuôi thường không được ngon như ếch đồng thịt nó mềm và sẽ nhảo hơn . Với ếch thương phẩm của gia đình Chú sóc được bán cho người dân trong xóm và cho những quán ăn thu nhập cũng được 80.000đ – 70.000đ/ kg . Theo sự tính toán tỉ mỉ của chú thì trừ đi những chi phí đã chi cho thức ăn thuốc mềm này kia nọ thì 1kg ếch có thể lời từ 20.00đ -40.000đ . Cùng với giống 2500 đầu chú đã thu lãi khoảng 14 triệu đồng . Nhằm làm giảm bớt đi chi phí mua thức ăn nông nghiệp thì chú đã tranh thủ thời gian để đi bắt tép , cua ốc , cá nhỏ để thay vào thức ăn công nghiệp, nhờ ăn những thức ăn tự nhiên ếch phát triển nhanh hơn , và sinh sản thêm được nhiều loài nòng nọc mới . Ngoài mô hình nuôi ếch trong lòng lưới ra chú còn thả thêm 5000 cá rô con trong ao , cùng thời điểm đó chú thu hoạch được hai loài thực phẩm , cũng quanh ao chú còn trống f thêm những loại rau xanh khác nhau như rau muống, mướp v.v.... với sự thành công trong bước đầu này chú dự định sang năm sẽ mở rộng quy mô và tăng thêm số lượng ếch trong mỗi đợt nuôi , cùng với sự phát triển và sinh trưởng của ếch ở trên mặt nước , cá rô ở dưới nước chú dự kiến sẽ thu hoạch tiếp theo vào cuối năm nay.Sự thành công cùa gia đình chú Sóc đem lại lợi nhuận ổn định trong cuộc sống gia đình về mặt kinh tế . Thấy được sự hiệu quả trong mô hình này nhiều bà con và người dân trong địa phương đã đến gặp chú để tư vấn và tìm hiểu học hỏi những cách chăn nuôi trồng trọt học hỏi để lấy kinh nghiệm. Chú rất nhiệt tình khi hướng dẫn chi tiết từng kĩ thuật. 3. Kết luận Với mô hình nuôi ếch trong lòng lưới đã giúp cho gia đình chú tăng thêm thu nhập khá cao. Thấy được sự thành công và hiệu quả này mong người dân trong địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh hãy tự tin mạnh dạn phát huy dùng nhưng kiến thức , những kinh nghiệm những gì mà mình tích lũy được để tạo nên một mô mình nuôi hay trồng gì đó có thể giúp ích cho mọi người . Có thể học từ kinh nghiệm và hiệu quả của chú thử sức mình làm những mô hình nuôi ếch khác có thể chúng ta cũng thành công như chú . Vì sao ếch lại có mức thu nhập tương đối cao như vậy và vì sao ếch lại được ưa chuộng đến thế ? Ếch là một loài thức ăn được người dân ưa chuộng không những người lớn mà trẻ nhỏ vì nó có thể chế biến thành nhiều món ăn giá thành cũng tương đối dễ kiếm trên thị trường và có nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo , canxi đây đều là những chất cần thiết cho cơ thể và đặc biệt ếch là loài động vật chứa ít calo rất phù họp với người giảm cân nhưng vẫn đủ chất . Theo đông y thịt ếch có tính hàn vị ngọt có thể cần cho người bị suy dinh dưỡng giúp trẻ hết biến ăn và ngủ ngon , phụ nữ sau sinh và người bị thiếu máu , tuy nhiên có cái lợi cũng có cái hại của , mặc dù ếch nhiều chất dinh dưỡng nhưng không thể lạm dụng . Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn vì sức đề kháng của bé còn yếu không nên vội cho ăn những người hay bị ho khi làm thịt của ếch phải cẩn thận lọt hết phần da bỏ hết phần ruột và cắt hết chi.
    HOA VẠN THỌ - Loài hoa mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân.
    Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao hoa vạn thọ lại được người người, nhà nhà yêu thích chưa? Đơn giản bởi vì: HOA VẠN THỌ - Loài hoa mang ý nghĩa trường tồn vĩnh cửu. Đây là loài hoa mang đến ý nghĩa may mắn, tốt lành, biểu tượng của sức sống bền bỉ.
    Tăng thu nhập nhờ mô hình nuôi ếch trong lồng lưới
    Mạnh dạn đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, anh Thạch Sóc tại Khóm 3, Phường 9, Thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh ,đã thành công với mô hình nuôi ếch trong lồng lưới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Là người cần cù chịu khó và ham học hỏi tìm tòi những cái mới, khi được tư vấn về lợi ích kép của mô hình nuôi ếch bằng lồng lưới trên mặt ao kết hợp nuôi cá dưới ao, anh Sóc nhận thấy rằng nếu chỉ nuôi cá thôi thì hiệu quả kinh tế không cao, lãng phí diện tích mặt nước. Nuôi ếch kết hợp với cá là một sự cộng sinh có lợi lớn, theo cách nuôi này con cá dưới ao sẽ tận dụng thức ăn dư thừa và chất thải của ếch góp phần giảm chi phí sử dụng thức ăn công nghiệp. Cùng với nguồn thu từ ếch, mô hình còn cho thu nhập từ nuôi cá dưới ao do đó tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích. Sự kết hợp này không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cả hai đối tượng nuôi. Anh bắt tay ngay vào làm lồng nuôi ếch và bước đầu thử nghiệm với 3 lồng nuôi, số lượng 1.5000 con ếch giống trên ao nuôi cá 1.500 m2 của gia đình. Sau 3 tháng nuôi, lứa ếch đầu của anh Sóc cho thu hoạch gần 200 kg với trọng lượng thu hoạch 3-4 con/kg. Ếch thương phẩm được xuất bán cho các nhà hàng, quán ăn với giá khá cao trung bình 70-80.000đ/kg. Theo tính toán của anh Sóc, chi phí khoảng 35 nghìn đồng/kg ếch thương phẩm. Trừ chi phí, người nuôi có thể thu lãi từ 30-40.000 đồng/ kg ếch. Hiệu quả mô hình nuôi ếch lồng thử nghiệm của anh cho thu lãi 14 triệu đồng. Từ 2.000 con ếch giống thả nuôi ban đầu, sinh trưởng phát triển tốt và có đầu ra ổn định, anh Nhương đã mạnh dạn nuôi thêm 3.000 con và dự định trong năm tới anh sẽ mở rộng quy mô 4.000 con ếch giống mỗi đợt nuôi. Ngoài việc cho ếch ăn thức ăn công nghiệp, anh còn tranh thủ đi bắt ốc, cá tạp…nhằm giảm chi phí mua thức ăn, ếch ăn thức ăn thủy sản cũng lớn nhanh hơn. Cùng với nuôi ếch trên mặt ao, dưới ao anh thả nuôi thêm 2.000 cá rô phi đang trong quá trình sinh trưởng và phát triển tốt, dự kiến sẽ thu hoạch vào dịp cuối năm. Từ hiệu quả của mô hình, nhiều người dân trên địa bàn cũng đến tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật nuôi ếch. Anh Sóc rất nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ cho mọi người có nhu cầu nuôi ếch như mình.
    nuôi ếch thương phẩm
    Thịt ếch, đặc biệt là thịt đùi ếch chứa lượng chất dinh dưỡng dồi dào, chẳng hạn như protein. Khẩu phần 100 gram đùi ếch sẽ cung cấp 16 gram protein. Protein đóng vai trò quan trọng để xây dựng cơ bắp. Loại thực phẩm này hỗ trợ cơ thể năng lượng để xây dựng cũng như tái tạo các tế bào bị tổn thương bằng các tế bào mới. Đùi ếch là một lựa chọn lành mạnh nhất nếu bạn đang tìm kiếm thực phẩm giàu protein. Thịt ếch rất giàu protein, yếu tố này cần thiết để thúc đẩy năng lượng. Ngoài ra các chất dinh dưỡng trong thịt ếch có giá trị hỗ trợ các chức năng cơ thể. Nếu bạn cần bổ sung năng lượng cho cơ thể sau những giờ hoạt động tích cực thì hãy cân nhắc đến loại thực phẩm này nhé. Xuất phát từ các lợi ích trên, sau thời gian miệt mài tìm tòi học hỏi kinh nghiệm. Năm 2022 gia đình ông Tô Xê ngụ khóm 5 phường 9 đã mạnh dạn đầu tư 200m2 đất để nuôi ếch với số lượng 1000 con, sau thời gian nuôi 2 tháng, ông đã thu hoạch được 150kg ếch thương phẩm; với giá bán mỗi ký 45.000 đồng,sau khi trừ đi chi phí ông thu được lợi nhuận 3.000.000 đồng.Từ mô hình nuôi ếch, hiện nay gia đình ông vươn lên hộ có thu nhập khá tại địa phương.
    Mô hình nuôi ếch trong vèo chi phí thấp mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Từ năm 2022 qua thông tin từ báo đài và học hỏi từ những bà con khác, anh Thạch Sốc thấy mô hình nuôi ếch thích hợp với hộ gia đình mình, nên anh bắt đầu tập tành nuôi ếch trong vèo, có diện tích trung bình 6-10m2, trong vèo nuôi có phao (bè) nổi trên mặt nước đủ cho tất cả ếch trong vèo có thể trú ngụ. Mực nước trong vèo nuôi 20-25cm. Nên thường xuyên phun nước tưới cho ếch, nhất là vào lúc trưa nắng. Chọn giống ếch và mật độ thả nuôi Ếch có đặc tính là cạnh tranh thức ăn rất cao, dẫn đến phân đàn mạnh và ăn thịt lẫn nhau. Vì vậy, cần chọn những ếch cùng ngày tuổi, kích thước, khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng, không bị xây xát, dị tật và thả với mật độ hợp lý là hết sức quan trọng và quyết định năng suất sau này. Cụ thể: - Ếch giống cỡ 5-6g/con, đảm bảo chất lượng và quen ăn thức ăn viên. - Ếch 5-70g/con: thả 150-200 con/m2. - Ếch 70-150g/con: thả 100-150con/m2. - Ếch 150g/con trở lên: thả 80-100 con/m2. Thức ăn Hiện nay thức ăn cho ếch sử dụng trong những mô hình nuôi ếch thương phẩm hoàn toàn là thức ăn công nghiêp loại dành cho cá giống, cá da trơn, cá rô phi: có hàm lượng đạm từ 22-40%. Khi cho ếch ăn, thức ăn phải được rãi đều khắp vèo nuôi, tránh cho ếch ăn tập trung một chỗ, ếch giành thức ăn sẽ cắn nhau. Cho ếch ăn nhiều lần trong ngày. Ếch ăn mạnh vào lúc chiều tối và đêm nên ban ngày cho ếch ăn ít, tập trung thức ăn vào tối và đêm cho ếch. Định kỳ bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa để giúp ếch tăng cường sức khỏe hạn chế dịch bệnh và tiêu hóa tốt thức ăn. Ngoài ra cũng cần phải lựa chọn khích cỡ thức ăn và hàm lương đạm cho phù hợp với sự phát triển của ếch. Chăm sóc Thường xuyên san thưa và phân cỡ đàn ếch để tránh trường hợp con lớn ăn con nhỏ. Hằng ngày theo dõi mọi hoạt động của ếch: Mức ăn, tốc độ lớn, tình hình bệnh để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Định kỳ hàng ngày nên thay nước, vệ sinh vèo nuôi. Người chăn nuôi cần chú ý thường xuyên trộn men tiêu hóa + vitamin giúp ếch tăng sức đề kháng và phòng bệnh đường ruột. Thu hoạch sau mỗi vụ nuôi Sau khi thả giống nuôi được 2,5-3 tháng ếch đạt 150-300g/con (ếch Thái) thì có thể tiến hành thu hoạch bán ếch thịt. Cho ếch ngừng ăn trước khi thu hoạch 10-12 giờ. Tháo cạn nước trong vèo nuôi rồi dùng vợt xúc hoặc thu bằng tay. Dùng hộp xốp có lỗ thông hơi và bèo tây hoặc dùng túi nilông có nước để vận chuyển ếch. Vợt xúc, các dụng cụ dùng để chứa đựng ếch phải nhẵn, hạn chế bị sây sát./.