Sinh kế

    Trồng nấm bào ngư
    Nấm bào ngư là một loài nấm thuộc họ Pleurotaceae, có nhiều tên gọi khác như nấm trắng, nấm dai, nấm sò. Đây là loại nấm được dùng khá phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nấm bào ngư có hình dạng phễu lệch, mũ nấm xòe, chóp nấm lõm nhẹ, dưới mũ nấm có lớp tơ mỏng. Nấm bào ngư mọc chủ yếu mọc thành cụm, ít mọc đơn lẻ. Hiện trên địa bàn Khóm 6, Phường 8, thành phố Trà Vinh có hộ cô Nguyễn Thị Kim Nguyên đang trồng nấm bào ngư đạt hiệu quả tốt.Theo cô chia sẻ, Nấm bào ngư ưa điều kiện khí hậu mát mẻ nên cần phải luôn giữ trại nấm ở nhiệt độ đủ và ổn định, không được hơi nóng quá hay hơi lạnh quá, trong quá trình nuôi, hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp hay gió lùa vào phôi nấm hoặc tai nấm để tránh bị héo, móp, thậm chí là chết cây. Duy trì độ ẩm luôn khoảng 60 - 65%, độ ẩm không khí 80 - 85%. Chỉ cần đảm bảo môi trường nuôi trồng thuận lợi là cây nấm sẽ phát triển tốt một cách tự nhiên và nhanh chóng, bên cạnh sự quan sát thường xuyên phát hiện sâu bệnh. Sau khoảng 25 ngày ươm là nấm đã bắt đầu sinh trưởng. Chăm tưới nước phun sương khoảng 4-6 lần/ngày để nấm lên khỏe mạnh. Khi thấy tai nấm to khoảng 3-5cm là đã có thể thu hoạch.Trong nấm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như protide, glucide, vitamin C, vitamin PP, acid folic, các acid béo không no… Hàm lượng protein trong nấm bào ngư xám có thể so sánh với hàm lượng protein của thịt động vật. Nấm bào ngư xám phơi khô còn chứa rất nhiều vitamin D có lợi cho cơ thể con người. Nấm bào ngư xám giúp phòng tránh các bệnh huyết áp thấp, béo phì, hỗ trợ bệnh đường ruột, kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, phòng ngừa giun sán...
    Trồng táo dây trong nhà lưới tại Khóm 1
    Táo là loại cây dễ trồng, ưa nền đất ẩm, nên từ khi táo đậu quả đến lúc thu hoạch ngày nào cũng phải tưới nước, nếu đủ nước thì cây sẽ cho quả to, da căng, mỏng. Ngược lại, nếu thiếu nước trong thời kỳ phát triển thì quả sẽ bị héo và rụng hết. Muốn trồng táo cho quả chất lượng, năng suất cao thì người trồng phải tuân thủ đúng kỹ thuật chăm bón. Trên địa bàn Khóm 1, Phường 8, thành phố Trà Vinh có hộ gia đình anh Nguyễn Hoàng Anh đang thực hiện mô hình trên và đạt được nhiều lợi nhuận, tăng thêm thu nhập cho gia đình.Theo anh chia sẻ, táo là cây nhanh cho thu hoạch, chỉ trồng một lần nhưng duy trì khả năng cho quả khá dài đến gần 10 năm, hiện đây là một trong những cây ăn quả có tiềm năng phát triển kinh tế hơn các cây khác. Nếu chăm sóc tốt, năng suất bình quân mỗi vụ của một gốc táo đạt từ 50 - 70kg, trung bình từ 7 - 10 quả/kg. Phương pháp bao lưới có nhiều ưu điểm như: che chắn không cho côn trùng, ruồi vàng xâm nhập đục quả, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật chống ruồi vàng. Màn lưới giúp cản bớt ánh sáng mặt trời chiếu vào quả táo, bảo vệ quả bớt bị rám vỏ và sậm màu, hạn chế mưa gió gây rụng quả. Do không lo ngại côn trùng xâm nhập hại táo nên thời gian để táo chín lâu hơn, chất lượng quả táo ngon hơn.
    Mô hình trồng thanh long tại Khóm 8, Phường 8
    Thanh long là một loại trái cây nhiệt đới giàu giá trị dinh dưỡng. Nhiều bằng chứng cho thấy loại quả này có thể mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng quý, chẳng hạn như bổ sung chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư và tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho cơ thể.Thanh long là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đang được thị trường ưa chuộng, tuy chi phí đầu tư ban đầu nhiều hơn so với các loại cây trồng khác, nhưng cho thu hoạch nhiều năm, lại không tốn nhiều công chăm sóc. Tại Khóm 8, Phường 8 có hộ anh Lê Văn Đến hiện đang trồng cây thanh long đem lại hiệu quả khả quan.Theo anh cho biết, trồng thanh long trước tiên phải cần dựng trụ bê tông cao từ 1,8 - 2m, cạnh vuông, phần nổi trên mặt đất cao khoảng 1,3 - 1,4m cho cây mọc, tỏa nhánh xuống xung quanh. Cây thanh long rất nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm đã cho quả; từ năm thứ 2 cây sẽ cho quả ổn định về năng suất; mỗi vụ thu hoạch kéo dài từ tháng 6 đến gần cuối năm, cứ gần 1 tháng lại cho một đợt thu hoạch. Thanh long có nhiều ưu điểm, đặc biệt là giá bán ổn định, năng suất cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho hộ gia đình anh.
    HIỆU QUẢ MÔ HÌNH TRỒNG SẢ THÍCH ỨNG VỚI ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT DIỄN BIẾN CỰC ĐOAN
    Sả (tên khoa học là Cymbopogon flexuosus Stapf) là một loại cây thân thảo rất phổ biến ở nước ta. Sả thuộc loại cây dược liệu nhờ tinh dầu citral có nhiều công dụng chữa bệnh nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian và là loại cây gia vị trong chế biến thức ăn, nguyên liệu để pha trà, làm nước uống những năm gần đây cây sả được thị trường tiêu thụ khá mạnh. Ngoài ra cây sả còn giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, có thể giúp hạ huyết áp, giúp giảm đau, giúp thải độc, hỗ trợ giảm cân, sát khuẩn da,…Sả cũng là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể. Ngoài ra, tinh dầu sả có tác dụng khử mùi hôi tanh, xua đuổi ruồi muỗi, chữa cúm và phòng các bệnh truyền nhiễm. Nắm bắt được nhu cầu trên, sau nhiều năm trồng lúa, trồng đậu và cây mì bị thua lỗ nặng và chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã làm kinh tế gia đình anh gặp nhiều khó khăn. Đối mặt với tình hình đó, tháng 2/2021, hộ gia đình anh Lê Văn Song (khóm 10, phường 9, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) đã chủ động chuyển đổi hơn 1ha diện tích đất sang trồng cây sả để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu và bước đầu cho hiệu quả cao. Sả là loại cây thân thảo, sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Ở nước ta, cây sả phân bố rộng khắp các vùng. Cây sả có thể thích ứng với vùng đất xâm nhập mặn, thường xuyên phải đối mặt với hạn hán và thiếu nước canh tác như phường 9, thành phố Trà Vinh. Vào mùa khô, nếu thiếu nước, sả có thể sống sót với nước có độ mặn thấp. Đây là một lợi thế lớn khiến sả được chọn làm cây trồng kinh tế chủ đạo ở vùng mặn. Theo anh Song: “Cây sả vốn rất dễ trồng, dễ chăm sóc, thích nghi với điều kiện khô hạn, không bị dịch bệnh như các loại hoa màu, ít tốn công chăm sóc, chỉ cần làm cỏ, bón phân là thu hoạch, đặc biệt cây sả thích nghi trên mọi vùng đất, kể cả trên vùng đất bị nhiễm phèn mặn”. Trồng sả khá đơn giản và không cần sử dụng thuốc trừ sâu. Do đó, ít gây hại cho môi trường. Mỗi năm, cây sả cho thu hoạch 2 vụ chính, 1 công cho năng suất bình quân hơn 1 tấn sả thương phẩm. Thêm vào đó, cây sả còn có ưu điểm nổi bật là có thể thu hoạch chậm hơn từ 3-4 tháng mà vẫn không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng ba lần so với trồng lúa. Anh cho biết: Cơ duyên đến với cây sả chủ yếu là trồng để bảo vệ đất, tuy nhiên sau thu hoạch bà nhận thấy “trồng chơi mà ăn thiệt”, hiệu quả rất cao. Ban đầu để có nguồn giống trồng, anh đã đi xin nhiều nơi, mỗi nơi một vài bụi sả gom về trồng được trên 2 công, cứ thế anh nhân rộng từ từ trên 1ha. Anh áp dụng phương pháp trồng kỹ thuật hàng cách hàng đều nhau 4 thước, sau đó khoảng 20 ngày bón phân ure kết hợp phân đầu trâu 1 lần, mỗi lần từ 5kg/1 công giúp cây phát triển tốt. Từ khi trồng đến khi thu hoạch 6 tháng chỉ cần bón 2 lần phân là đủ. Qua thời gian chăm sóc, với hơn 1ha trồng sả, vừa qua hộ gia đình anh đã thu hoạch được trên 10 tấn sả thương phẩm, thương lái ở tỉnh Bến Tre đến thu mua tận vườn với giá 1.500 đồng/kg, sau khi trừ chi phí công trồng, phân bón, bà có lãi ròng khoảng 15 triệu đồng. Hiện vườn sả nhân giống mới hơn 1ha của anh đang phát triển tốt, hứa hẹn cho thu hoạch cao trong dịp tết 2023. Anh Song còn cho biết thêm: kỹ thuật trồng sả không có gì khó, nhưng mùa nắng là thời điểm lý tưởng thích hợp để trồng sả, riêng mùa mưa thì xẻ rảnh để thoát nước tránh cho sả bị ngập úng, vì sả là loại cây trồng không ưa nước, phát triển chủ yếu nhờ vào qui trình hấp thụ độ ẩm của mù sương, độ ẩm càng nhiều cây sả phát triển càng tốt. Ngoài ra, để vườn sả được trẻ hóa, sau mỗi lần thu hoạch, anh tiếp tục trồng mới, làm cỏ, bón phân, nhờ đó thời gian thu hoạch vụ chu kì mới được rút ngắn còn 4 tháng. Tuy giá kinh tế chưa cao, nhưng với những ưu thế về điều kiện tự nhiên và thích ứng với khu vực bị xâm nhập mặn ở phường 9 và thị trường tiêu thụ, cây sả đã mở ra hướng đi đúng và phù hợp với tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Ông Huỳnh Văn Hạnh – Phó chủ tịch UBND phường 9 cho biết: “Mô hình trồng sả của hộ gia đình anh Lê Văn Song đã đem lại hiệu quả cao, bên cạnh đó nhờ mô hình trồng sả của anh Song đã giúp chính quyền địa phương phường tạo việc làm cho lao động của địa phương nhờ vào thu hoạch sả. Sả được xem là cây trồng giúp giảm nghèo phường 9. Hiện tại, phường 9 đã trở thành vùng canh tác sả trọng điểm của tỉnh Trà Vinh, mang lại lợi ích kinh tế quan trọng. Trong thời gian tới chính quyền địa phương phường tiếp tục khuyến khích, vận động nhân dân địa phương tận dụng các diện tích đất hoang hóa, bờ ao cá, liếp dừa để trồng sả, đồng thời tìm cơ hội liên hệ đầu ra và tập kết một điểm thu mua để nhân rộng mô hình, tránh trường hợp thương lái ép giá, góp phần tăng thu nhập, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân”./.
    Mô hình nuôi ốc
    Ôc bươu đen còn có tên gọi là ốc lác, ốc nhồi, là động vật thân mềm chân bụng có vỏ tròn màu nâu đen cho đến đen tuyền. Ốc là món ăn ưa thích của người Việt, phương thức chế biến đa dạng như nướng, luộc, xào, nấu lẩu… nên đầu ra tương đối ổn định, giá bán khá cao.Mô hình nuôi ốc bươu đen được hộ ông Thạch Huông, ngụ khóm 5 phường 8, đã tận dụng ao nuôi cá trước đây của gia đình để thả bèo nuôi ốc bươu đen với diện tích 150m2. Ông được dự án AAV hỗ trợ thả 5.000 con ốc bươu đen giống. Mỗi còn ốc giống giá 350₫/con. Tổng kinh phí đầu tư con giống là 5.250.000₫. Kinh phí mua bạc khoản 1 triệu đồng. Chi phí điện, nước khoản 500.000₫ sau 4 tháng nuôi, thức ăn của ốc thì ông sử dụng bèo, trái mướp, trái cây như: trái mít, cáy dừa...để làm thức ăn cho ốc. Sau 4 tháng chăm sóc, sản lượng dự kiến đạt 500kg ốc thương phẩm. Với giá bán 50.000₫/kg tổng doanh thu ước đạt 25.000.000₫. Sau khi trừ các khoản chi phí, khấu hao bể . Anh lợi nhuận khoản 14 triệu đồng.Ông nhận thấy đây là mô hình khá nhàn rỗi; không cần nhiều công lao động; không cần vốn nhiều; thức ăn chủ yếu là các loại thức ăn có sẵn như bèo, các loại rau, củ tự nhiên... nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập ổn định nên thời gian tới, chị sẽ tham mưu cho chính quyền địa phương để mô hình này được nhân rộng.
    Mô hình nuôi gà đẻ trứng
    Nuôi gà đang là hướng đi mang lại lợi nhuận cao cho các cá nhân và doanh nghiệp. Bên cạnh gà thịt thì hiện nay gà lấy trứng cũng là mô hình được nhiều người áp dụng bởi giá trị kinh tế cao mà mô hình này mang lại.Mô hình nuôi gà đẻ trứng của anh Lê Quang Nhả tại khóm 1, phường 8 với diện tích 200 mét vuông với 50 con mái. Vốn đầu tư ban đầu 20 triệu đồng. Sau 6 tháng, 50 con gà cho trứng mỗi ngày khoảng 45 trứng. Thu nhập mỗi ngày sau khi đã trừ chi phí lợi nhuận khoảng 100.000 đồng/ngày.Đây là mô hình thu hồi vốn nhanh chóng và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho hộ gia đình nếu biết cách nuôi đúng kỹ thuật.
    Mô hình nuôi lợn rừng ở khóm 8 Phường 8
    Hiện nay địa bàn khóm 8 Phường 8 có mô hình nuôi heo rừng. Đó là hộ anh Nguyễn Văn Mỹ, chi hội trưởng nông dân khóm 8. Với số lượng heo rừng nuôi bán đầu trên 30 con theo thịt và 5 con heo nái sinh sản. Sau 4 tháng nuôi, mỗi con heo rừng thương phẩm bán với giá khoản 5 triệu đồng. Sau khi trừ đi chi phí trên 1,4 triệu đồng/ con, anh lãi khoản 3,5 triệu/ con heo rừng thương phẩm.với số lượng trên 30 con, sản 4 tháng nuôi anh lãi trên 120 triệu đồng. Còn 5 heo nái sinh sản, mỗi còn sinh từ 5 _ 6 con, anh tiếp tục nuôi thương phẩm, không phải mua lợn con ở ngoài, nên anh tăng thêm được lợi nhuận, tăng thu nhập cho gia đình.
    Trồng táo tại khóm 1
    Trên địa bàn Khóm 1, Phường 8, thành phố Trà Vinh có hộ gia đình anh Nguyễn Hoàng Anh đang thực hiện mô hình trồng táo dây và đạt được nhiều lợi nhuận, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Táo là cây nhanh cho thu hoạch, chỉ trồng một lần nhưng duy trì khả năng cho quả khá dài đến gần 10 năm, hiện đây là một trong những cây ăn quả có tiềm năng phát triển kinh tế hơn các cây khác. Nếu chăm sóc tốt, năng suất bình quân mỗi vụ của một gốc táo đạt từ 50 - 70kg, trung bình từ 7 - 10 quả/kg. Bình quân anh bán với giá 40.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí hàng năm anh lời được khoảng 10 triệu đồng. 
    Trồng thanh long tại Khóm 8, Phường 8
    Tại Khóm 8, Phường 8 có hộ anh Lê Văn Đến hiện đang trồng cây thanh long đem lại nguồn thu nhập ổn định cho hộ. Theo anh cho biết, trồng thanh long ít sâu bệnh, bệnh thường gặp chủ yếu là nấm thân cây. Cây thanh long rất nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm đã cho quả; từ năm thứ 2 cây sẽ cho quả ổn định về năng suất; mỗi vụ thu hoạch kéo dài từ tháng 6 đến gần cuối năm, cứ gần 1 tháng lại cho một đợt thu hoạch. Đểtrồng thanh long trước tiên phải cần dựng trụ bê tông, cao từ 1,8 - 2m, cạnh vuông, phần nổi trên mặt đất cao khoảng 1,3 - 1,4m cho cây mọc, tỏa nhánh xuống xung quanh.
    "Táo lưới” trên địa bàn Phường 8 - Thành phố Trà Vinh
    Táo không phải là loại trái cây xa lạ với người dân chúng ta, để trồng được cây táo, người dân phải đối mặt với nhiều loại côn trùng phá hoại như ruồi vàng, sâu bọ,...Song song đó còn có thêm nhiều diễn biến bất thường của thời tiết khiến cây táo phải hứng chịu nhiều hư hại, nhất là vào mùa mưa. Cách tiêu diệt sâu bọ, ruồi vàng chỉ có thể là phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, điều này tuy có thể bảo vệ được cây táo chống chọi được với sâu bệnh nhưng vô cùng ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, vì thuốc hóa học sẽ được phun liên tục 2 đến 3 lần mỗi tuần cho đến khi người dân thu hoạch táo. “Táo lưới” là mô hình trồng táo trong nhà lưới được áp dụng khá phổ biến nhiều năm trước tại khu vực Nam Trung Bộ, đặc biệt là tỉnh Ninh Thuận. Với phương pháp này, táo được trồng trực tiếp trong nhà lưới, giúp ngăn chặn được phần nào côn trùng phá hoại, thêm vào đó là giảm được lượng thuốc hóa học phun xịt lên vườn táo. Chính mô hình này đã đem lại cho người dân nguồn thu nhập khá ổn định. Nay mô hình này đã được có mặt tại Trà Vinh, cụ thể là trên địa bàn Phường 8. Thông qua mô hình này, chú Nguyễn Hoàng Anh - người dân trồng táo thuộc địa bàn phường 8 thành phố Trà Vinh đã đầu tư hơn 25 triệu để mua lưới bao phủ vườn táo 400m2 của mình. Bắt đầu trồng táo vào đầu năm 2020, đến nay đã được hơn 2 năm, 30 gốc táo của chú được chú áp dụng phương pháp “Táo lưới” này, mang đến cho chú nhiều kết quả khả quan, nguồn thu nhập cũng khá ổn định, số lượng sâu bọ tấn công giảm xuống đáng kể, thuốc hóa học phun xịt cũng được hạn chế hơn. Từ đó sức khỏe của người tiêu dùng cũng được đảm bảo hơn. Đây là mô hình sinh kế mang đến kết quả vô cùng khả quan, cần được phát triển rộng rãi, đảm bảo được thu nhập của người dân cũng như sức khoẻ người tiêu dùng.