Sinh kế

    Mô hình trồng thanh long
    Thanh long là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đang được thị trường ưa chuộng, tuy chi phí đầu tư ban đầu nhiều hơn so với các loại cây trồng khác, nhưng cho thu hoạch nhiều năm, lại không tốn nhiều công chăm sóc. Tại Khóm 8, Phường 8 có hộ anh Lê Văn Đến hiện đang trồng cây thanh long đem lại hiệu quả khả quan.Theo anh cho biết, trồng thanh long trước tiên phải cần dựng trụ bê tông cao từ 1,8 - 2m, cạnh vuông, phần nổi trên mặt đất cao khoảng 1,3 - 1,4m cho cây mọc, tỏa nhánh xuống xung quanh.Trồng thanh long ít sâu bệnh, bệnh thường gặp chủ yếu là nấm thân cây. Cây thanh long rất nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm đã cho quả; từ năm thứ 2 cây sẽ cho quả ổn định về năng suất; mỗi vụ thu hoạch kéo dài từ tháng 6 đến gần cuối năm, cứ gần 1 tháng lại cho một đợt thu hoạch. Thanh long có nhiều ưu điểm, đặc biệt là giá bán ổn định, năng suất cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho hộ.
    Mô hình nuôi cút thịt
    Với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường về tiêu thụ các sản phẩm từ chim cút, hộ anh Nguyễn Văn Linh, Khóm 6, Phường 8, thành phố Trà Vinh đăng thực hiện mô hình nuôi cút thịt. Đây là một mô hình mới phát triển trên địa bàn, mang lại thu nhập ổn định cho bà con những lúc nông nhàn.Mô hình nuôi cút thịt rất phù hợp ở đô thị vì tận dụng diện tích nhỏ, chi phí thấp, lãi cao. Năm rồi hộ anh nuôi thử nghiệm 100 con, ban đầu anh đóng chuồng ngang 0,6m dày 1,2m cao 0,6m bằng lưới nhựa khung thép hết 500.000đ sau đó mua 100 con giá 500đ/con ở Cầu Mới, Vĩnh Long, mua 10kg thức ăn và thuốc uống khoản 250.000đ sau khi nuôi một tháng còn lại 90 Con bán với giá 10.000/con thu được 900.000đ trừ chi phí khoản 300.000đ còn lãi 600.000đ. Hiện hộ anh đang chuẩn bị mở rộng mô hình, tăng diện tích nuôi và số lượng cút. Ðây được xem là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hiện nay.
    Mô hình trồng táo trong nhà lưới
    Trồng táo trong nhà lưới là mô hình đang phát triển ở Trà Vinh. Đặc biệt là huyện Cầu Ngang.nhưng ở Phường 8 TP Trà Vinh hiện chỉ có một hộ duy nhất thực hiện mô hình trồng táo dây là của ông Nguyễn Hoàng Anh ở Khóm1 Phường 8 TP Trà Vinh.Trồng trong nhà lưới nhằm hạn chế sâu bệnh và hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật và mang lại sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.và ít làm đến tổn hại môi trường. Phương pháp bao lưới có nhiều ưu điểm như: che chắn không cho côn trùng, ruồi vàng xâm nhập đục quả, hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật chống ruồi vàng. Màn lưới giúp cản bớt ánh sáng mặt trời chiếu vào quả táo, bảo vệ quả bớt bị rám vỏ và sậm màu, hạn chế mưa gió gây rụng quả. Do không lo ngại côn trùng xâm nhập hại táo nên thời gian để táo chín lâu hơn, chất lượng quả táo ngon hơn.
    Mô hình trồng táo
    Trên địa bàn Khóm 1, Phường 8, thành phố Trà Vinh có hộ gia đình anh Nguyễn Hoàng Anh đang thực hiện mô hình trên và đạt được nhiều lợi nhuận, tăng thêm thu nhập cho gia đình. Táo là cây nhanh cho thu hoạch, chỉ trồng một lần nhưng duy trì khả năng cho quả khá dài đến gần 10 năm, hiện đây là một trong những cây ăn quả có tiềm năng phát triển kinh tế hơn các cây khác. Nếu chăm sóc tốt, năng suất bình quân mỗi vụ của một gốc táo đạt từ 50 - 70kg, trung bình từ 7 - 10 quả/kg. Mô hình trồng táo không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân mà còn thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách có hiệu quả. Hiện nay, cùng với một số cây trồng truyền thống ở địa phương như na, nhãn, mía... cây táo đang trở thành cây trồng mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình.
    Giống táo cho năng suất cao
    Táo là loại cây dễ trồng, ưa nền đất ẩm, nên từ khi táo đậu quả đến lúc thu hoạch ngày nào cũng phải tưới nước, nếu đủ nước thì cây sẽ cho quả to, da căng, mỏng. Ngược lại, nếu thiếu nước trong thời kỳ phát triển thì quả sẽ bị héo và rụng hết. Muốn trồng táo cho quả chất lượng, năng suất cao thì người trồng phải tuân thủ đúng kỹ thuật chăm bón.Táo là cây nhanh cho thu hoạch, chỉ trồng một lần nhưng duy trì khả năng cho quả khá dài đến gần 10 năm, hiện đây là một trong những cây ăn quả có tiềm năng phát triển kinh tế hơn các cây khác. Nếu chăm sóc tốt, năng suất bình quân mỗi vụ của một gốc táo đạt từ 50 - 70kg, trung bình từ 7 - 10 quả/kg. Trên địa bàn Khóm 1, Phường 8, thành phố Trà Vinh có hộ gia đình anh Nguyễn Hoàng Anh đang thực hiện mô hình trên và đạt được nhiều lợi nhuận, tăng thêm thu nhập cho gia đình.
    Mô hình trồng dưa leo mùa mưa tại Khóm 8 Phường 8 TP Trà Vinh
    Dưa leo là loại rau dễ trồng, mau thu hoạch và cho hiệu quả kinh tế cao. Có thể trồng dưa leo quanh năm thường được trồng nhiều vào mùa mưa để tiết kiệm công tưới vì dưa leo là loại cây trồng tiêu thụ rất nhiều nước nếu thiếu nước, năng suất và chất lượng giảm hẵn. Tuy nhiên, trồng dưa leo trong mùa mưa tiềm ẩn nhiều rủi ro do bệnh hại phát triển mạnh. Ông Sơn Rụm cho biết cây dưa leo cần cung cấp nhiều nước và độ ẩm nhưng lại không chịu được úng vì vậy cần chú ý ở khâu làm đất, hạn chế tối đa việc đất bị ngập nước. Đất trồng dưa leo phải được làm đất kỹ, nên chọn loại đất pha cát, đất chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ, có thể trộn đất với trấu, mùn cưa, phân động vật hay phân xanh hữu cơ. Hai tuần sau khi trồng, cây được khoảng 15 – 20cm, bắt đầu làm giàn cho dưa leo để kích thích cây ra nhiều trái, giảm sâu bệnh, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu quả. Trồng dưa leo quan trọng là cung cấp đủ nước nếu cây thừa nước lá sẽ bị vàng, năng suất giảm. Trong điều kiện trời mưa nhiều dễ bị ngập úng dẫn đến các loại bệnh trên lá, dễ bị tấn công bởi sâu xanh ăn lá, sâu đục quả, bọ trĩ làm lá bị đốm đen. Phải chăm sóc, che chắn kỹ càng cho cây dưa leo. Nếu thấy cây bị bệnh thì cần cắt bỏ những phần lá, nhiễm bệnh, nặng thì có thể phun thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng theo hướng dẫn sử dụng. Thời gian từ khi trồng cho tới khi dưa leo được thu hoạch là khoảng 45 – 50 ngày. Dưa leo có thể thu hoạch khoảng 1 tháng.
    Nuôi lươn không bùn
    Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, các loại vitamin và khoáng chất. Thịt lươn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho mọi lứa tuổi. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mô hình nuôi lươn không bùn kiểu mới được nuôi thử nghiệm tại nhiều địa phương và cho nhiều kết quả tích cực, mang đến nguồn lợi nhuận cao cho người chăn nuôi.Mô hình nuôi lươn không bùn của hộ anh Lê Quang Nhả tại Khóm 1, Phường 8, TP Trà Vinh đem lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp sản phẩm sạch phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trên địa bàn hiện nay. Theo anh Nhả để thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn anh đầu tư số vốn ban đầu khoản 50.000.000 đồng. Hiện nay, qua 12 tháng chăn nuôi đã bắt đầu thu về lợi nhuận hàng tháng từ 8-10tr đồng, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.
    Mô hình trồng Táo nhà lưới cho chất lượng cao
    Mô hình trồng Táo bằng phương pháp "nhà lưới khép kín"của anh Nguyễn Hoàng Anh ở khóm 1 phường 8 thành phố Trà Vinh là một điển hình. Với diện tich đất vườn 400 m vuông, anh Thiện đã thiết kế thành một khu trồng táo sạch; sạch ở đây có nghĩa là anh Thiện tận dụng lưới mùng bao phủ hết 400 m vườn ngay từ lúc vừa đặt cây giống đến khi cây cho trái sau 8 đến 9 tháng; nhà lưới có tác dụng rất lớn như ngăn chặn các loại côn trùng như bướm, sâu vào gây hại cây và trái táo; bên cạnh nhà lưới còn giúp cho vườn táo ổn định về độ ẩm và ánh nắng, hạn chế cỏ dại phát triền ,v.v , nhẹ chi phí phun xịt thuốc trừ sâu ,cỏ dại.., Một cây táo cho trái sau 8 tháng trồng từ nhánh ghép đã có thu hoạch từ ít trái ,nhưng sau một đến hai, ba năm sau thì sản lượng táo tăng theo cấp số nhân, có nghĩa là một cây táo sẽ liên tục ra hoa kết trái theo tự nhiên, một cây táo có từ 50 đến hơn 100 trái. Nhờ mô hình trồng táo dây, đã đem lại lợi nhuận và tăng thêm thu nhập cho gia đình anh.
    Dừa ta lùn mang lại hiệu quả kinh tế cao!
    Hôm nay mình có duyên gặp được chú Trần Văn Quang chia sẻ mô hình trồng dừa ta lùn, với diện tích 3000 mét vuông chú trồng khoảng 120 cây dừa, sau 36 tháng cây đã cho thu hoạch. Hiện tại đã 7 năm tuổi mà dừa vẫn còn thấp lè tè dưới đất. Với 120 cây dừa mỗi tháng hái khoảng 1,2 thiên thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 5.100.000 đồng. Hiện nay do có nhiều người hỏi mua giống, chú có để một số cây làm giống bán, mọi người cần liên hệ Trần Văn Quang ấp Ninh Thới xã Thới An Hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng để mua giống dừa độc đáo này.
    Mô hình Vườn hoa cúc
    Vườn hoa cúc của anh Phan Văn Hùng tại ấp Ninh Thới xã Thới An Hội huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng. Hằng năm anh Hùng đều trồng để phục vụ tết nguyên đáng tạo được nguồn thu nhập đáng kể vào mùa tết. Theo anh Hùng: cách trồng và chăm sóc hoa cúc không khó, nhưng đòi hỏi người trồng phải kiên trì, tỷ mỷ từ cách làm đất, bón phân, đến phòng trừ sâu bệnh. Cũng theo anh, đất trồng hoa phải giàu chất dinh dưỡng, xốp và phải có hệ thống tưới tiêu tốt vì nếu bị ngập úng cúc sẽ chết, đồng nghĩa với việc trắng tay… Ngoài việc xung kích đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình, anh Hùng còn tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương, gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đồng thời luôn phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức và làm theo lời Bác dạy các thế hệ thanh niên Việt Nam. Với tinh thần xung kích đi đầu cộng với sự cần cù chịu khó trong lao động và sáng tạo, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình. Trong thời gian tới thanh niên Hùng tiếp tục mở rộng diện tích trồng hoa và đưa thêm các loại hoa khác vào trồng để nâng cao thu nhập.