Sinh kế

    Mô hình trồng cà tím cho thu nhập ổn định.
    Khóm 7, Phường 8 là vùng ven thành phố Trà Vinh, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt, điển hình có hộ ông Thạch Dên nông Khóm 7, Phường 8 đầu tư trồng giống cà tím.Đây là loại cây thực phẩm cho năng suất cao và rất mau được thu hoạch. Trồng cà tím không khó, dễ trồng hơn so với các lại rau màu khác bởi cây cà tím có đặc tính chịu đựng và sống được ở những vùng đất kém dinh dưỡng mà vẫn cho năng suất cao. Trồng cà không cần nhiều công chăm bón nhưng vốn là cây ưa ẩm nên trồng cà thường cực công tưới tiêu hàng ngày mới cung cấp đủ lượng nước cho cây phát triển và đậu trái.Thời gian cho trái lứa đầu tiên khoản 2 tháng kể từ ngày gieo hạt giống. Với kỹ thuật trồng đơn giản dễ thực hiện. Mùa mưa trồng cây cách cây khoản 50cm x 50cm. Một công nam bộ 1.000 m2 trồng khoảng 300 cây. Với đặc tính cây thích nghi với nhiều loại đất, ít sâu bệnh, thời gian thử hoạch kéo dài4 đến 5 tháng, năng xuất bình quân từ 30 đến 40 tấn 1ha, khoảng 3 tấn/công. Với giá bán từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí vật tư, công chăm sóc, hộ anh Thạch Dên ở Khóm 7, Phường 8 lợi nhuận trên 15 triệu đồng. Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ trồng trọt trên địa bàn.
    Mô hình sinh kế nuôi Cà Cuống trên địa bàn Xã Long Đức
    Khi nhắc đến cà cuống, người ta thường liên tưởng đến một loại nước mắm cà cuống có hương vị đặc biệt. Cà cuống có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, tinh dầu có mùi gần giống với mùi quế.Hiện nay cà cuống không những còn được biết đến là một loài côn trùng, mà chúng còn biết đến là món ăn đặc sản rất đang được ưa chuộng của người miền Bắc và hiện đã được áp dụng tại nhiều hộ dân trên địa bàn Xã Long Đức. Ngoài ra, nhiều nơi cà cuống còn được nuôi để lấy tinh dầu, tinh dầu cà cuống có công dụng làm thuốc chữa các bệnh tè dầm cho trẻ em. Tuy nó chỉ là một loài côn trùng nhưng giá của cà cuống lại vô cùng rất đắt đỏ.Con cà cuống thuộc loài Belostomatidae, có chân bơi và khả năng sống dưới nước. Chúng khá lớn so với các con côn trùng khác, thân mình mỏng giống như một chiếc lá.Cà cuống có kích thước lớn, dài khoảng 7 – 12 cm tùy con, trong đó, riêng bộ máy tiêu hóa của chúng đã dài đến 5 cm.Với diện tích nuôi là 100m2 trên 50 cặp Cà Cuống.Bao gồm 10 bể nuôi thương phẩm 6m2 cho 1 bể,2 bể nuôi sinh sản 2m2 cho 1 bể,1 bể lọc vi sinh xử lý nước,1 bể ấp trứng,1 bể nuôi thức ăn cung cấp cho Cà cuống.Tổng chi phí đầu tư ban đầu 50.000.000 đồng.Cà cuống thường sinh sản vào mùa mưa, khi điều kiện thời tiết thích hợp và chúng cũng có nhiều thức ăn để cà cuống con sinh tồn, phát triển đơn giản.Các con đực sẽ tìm kiếm và giao phối với càng cuốn cái. Sau đó, con cái sẽ mang bầu và đẻ trứng lên các cánh bèo, lá lúa,… trên mặt nước sau khoảng 1 thángBan đầu, trứng còn hơi bé và mang màu xám. mặc khác, càng ngày chúng sẽ càng lớn đi và chuyển màu trắng dần.Sau khoảng 1 – 2 tuần, trứng sẽ nở ra thành con. Cà cuống mới nở ăn bằng cách hút máu các loài côn trùng nhỏ.Sau khoảng 1 tháng, cà cuống non sẽ trưởng thành và khả năng giao phối sau 2,5 tháng.Trong bể cần có các cây thủy sinh để cà cuống sinh sống. vì thế, cần trải một lớp đất nền gồm cát, sỏi, phân bón, giúp cây bén rễ và phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho cà cuống.Cần một vài loại khả năng trồng trong bể càng cuống là rong mái chèo, rau dừa, rau cần trôi, bèo, lục bình,… Với một vài cây có rễ, mua thêm những chiếc kẹp y tế lớn để giữ cố định chúng trong sỏi đá.Thường xuyên theo dõi nước trong bể tuần hoàn nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh của dòng chảy khiến phần đất nền bị xới tung gây ra đục nước.Mặt khác, hãy thiết kế bộ phận lọc nước, vừa đảm bảo nước luôn được trong, vừa đem lại oxy cho cà cuống hô hấp.Với 50 con cái sẽ sinh ra 5000 trứng,trừ đi hao hụt thu được 4600 con Cà cuống,sau 45 ngày chăm sóc bao gồm chi phí chăm sóc,thức ăn chỉ với 28.000.000 đồng.Sau khi trưởng thành bán ra thị trường tương đương 40.000 đồng/1 con.Trừ đi chi phí đầu tư ban đầu ta thu được 106.000.000 đồng/45 ngày.Mỗi năm thu được 4 lứa,trừ đi những chi phí,hao hụt ta thu được khoảng 440.000.000 đồng/năm.Để nuôi cà cuống kết quả cao, kỹ thuật lựa chọn con giống là yếu tố quan trọng hàng đầu. vì thế, bạn cần chọn những con khỏe mạnh, di chuyển linh động, có 6 chân chắc khỏe, không dị tật.Để thu được lợi nhuận, bạn nên nuôi nhiều con đực hơn.Thường xuyên kiểm tra chúng có đầy đủ 2 ống tinh dầu ở vùng ngực không.Vì đây là bộ phận rất quan trọng, đem lại nguồn thu lớn cho người nuôi,mặt khác,nên chọn những con cái khỏe mạnh để đảm bảo quy trình sinh sản, duy trì nòi giống.Cà cuống không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là một trong những hương vị món ăn tuyệt vời ở nhiều nơi,bên cạnh đó còn mang lại hiệu quả trị bệnh rất tốt.Tuy nhiên hiện nay, cà cuống đang có nguy cơ tuyệt chủng nên việc nhân giống chúng càng được chú trọng hơn.
    Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn Phường 9, Thành phố Trà Vinh
    Trước những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Thực hiện theo phương châm “thuận thiên” để phát triển kinh tế, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói chung và đại bàn phường 9 thành phố Trà vinh nói riêng, đã lựa chọn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế; trong đó, chăn nuôi bò được người dân đẩy mạnh vì có nhiều lợi thế để thích ứng. Sau 5 năm chuyển đổi một phần đất trồng lúa kém hiệu quả để trồng cỏ nuôi bò, anh Kim Nhật Trường cư ngụ tại khóm 4 - Phường 9 đã an tâm với việc lựa chọn chuyển đổi chăn nuôi để phát triển kinh tế của gia đình. Anh Trường cho biết, sau đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016, nhận thấy thời gian tới ảnh hưởng BĐKH sẽ ngày càng khốc liệt hơn, anh mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi để có hướng đi mới trong phát triển kinh tế. Trước đây, với 7.000m2 đất lúa của gia đình, mỗi năm làm được 3 vụ. Khi đó, thu nhập của gia đình anh Trường tạm ổn, nhưng thời gian sau tình trạng nước mặn xâm nhập ngày càng kéo dài, độ mặn càng tăng thêm, thu nhập từ cây lúa không được ổn định. Từ đó, anh trường quyết định mua thêm 2 con bò cái sinh sản về nuôi để kiếm thêm thu nhập. “Lúc đầu cắt cỏ quanh bờ ruộng, tận dụng nguồn rơm từ trồng lúa, sau đó tôi chuyển đổi 3.000m2 đất trồng lúa kém hiệu quả lên liếp trồng cỏ nuôi bò. Đến nay, đàn bò của gia đình lên 7 bò nái sinh sản. Nguồn thu nhập từ đàn bò mỗi năm hơn 100 triệu đồng, gấp từ 3 - 4 lần thu nhập trồng lúa trong 1 năm”, anh Trường chia sẻ. Anh Trường nhận định, nếu chỉ sản xuất lúa, không mạnh dạn chuyển đổi thì giờ đây kinh tế gia đình sẽ bấp bênh, vì mỗi năm chỉ làm 1 hoặc 2 vụ lúa, chưa kể nước mặn ảnh hưởng đến năng suất. Ngoài ra, con bò thích ứng với điều kiện BĐKH hiện nay, do khả năng chịu mặn tốt, nguồn thức ăn phong phú nên được nhiều gia đình lựa chọn nuôi để phát triển kinh tế. Hiện nay trên địa bàn Phường 9 nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình này, trong điều kiện ảnh hưởng của BĐKH hiện nay, con bò, con dê có khả năng chống chịu tốt với hạn hán, xâm nhập mặn, dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao. Do vậy, các vật nuôi trên được người dân lựa chọn để phát triển kinh tế. Nhiều mô hình chăn nuôi bò, dê góp phần xóa đói, giảm nghèo trong các hộ dân, đây mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương.
    Hướng đến mô hình nuôi cá hô thương phẩm
    Là loài cá thuộc họ cá chép, môi trường nuôi khá thích nghi trong các ao đất và vùng nước ngọt; tăng trưởng của cá hô đạt từ 03 - 05kg/năm. Cá có thể nuôi ghép với một số loài cá khác để tận dụng các nguồn phế phẩm dư thừa làm thức ăn cho cá hô và làm tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình theo hình thức “lấy ngắn nuôi dài”...
    Mô hình nuôi ếch
    22.9.22. hộ của Tỷ.ấp xóm đồng 1.nuôi khởi nghiệp một ngân con ếch giống.đễ tạo kinh tế gia đình có nguồn thu nhập ổn định
    Mô hình nuôi chim cút tại Ấp Vĩnh Hưng, Xã Long Đức
    Trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì có rất nhiều mô hình sinh kế thích ứng với thời tiết biến đổi khí hậu để đạt được năng suất và lợi nhuận cao hơn. Qua đó tại Ấp Vĩnh Hưng, Xã Long Đức, TP.Trà Vinh có mô hình nuôi chim cút của gia đình anh Trần Thanh Phong. Anh Phong khởi nghiệp từ mô hình nuôi chim cút với quy mô 1.500 con, chủ yếu nuôi lấy trứng trong diện tích chuồng nuôi chỉ khoảng 60m2. Với kinh nghiệm được tích lũy, đàn chim cút của gia đình anh phát triển khá tốt và cho lượng trứng ổn định. Anh Phong chia sẻ: “Chim cút là loài vật dễ nuôi, sức đề kháng mạnh, trong khi đó, vốn đầu tư không cao lại thu hồi vốn nhanh nên loại chim này đang được xem là những vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do trứng cút và thịt chim cút là loại thực phẩm bổ dưỡng, được người tiêu dùng ưa chuộng và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao”. Sau những lứa chim cho trứng ổn định thì kinh tế gia đình phát triển hơn. Sau đó anh Phong quyết định tăng đàn chim cút lên 3.500 con. Trong đó, một nửa số con nuôi để lấy trứng, số còn lại nuôi bán thương phẩm; mở rộng quy mô chuồng nuôi lên 150m2 với khoảng 17 ô chuồng. Anh Phong cũng cho biết: "Để nuôi chim cút với số lượng nhiều thì người nuôi cần phải chú ý đến việc xây dựng chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ, sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong chăn nuôi. Đặc biệt, tôi sử dụng men vi sinh trộn vào thức ăn, nước uống nhằm tác động vào quá trình tăng trưởng của chim cút, giúp tỷ lệ đẻ trứng tăng lên và ổn định, cải thiện chất lượng trứng, tỷ lệ lòng đỏ đồng đều, khi soi trứng không có hiện tượng khoảng trống, màu sắc vỏ trứng sáng đẹp. Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học còn giúp chim cút nâng cao sức đề kháng, hạn chế được việc dùng kháng sinh, tăng hiệu quả hấp thu dinh dưỡng". Bên cạnh đó giá trứng cút cũng giao động từ 8.000 - 10.000 đồng/chục, giá chim cút thịt cũng từ 60.000 - 100.000 đồng/kg. Nhờ đó, doanh thu từ nuôi chim cút đạt hơn 150 triệu đồng/năm. Về hiệu quả mô hình nuôi chim cút của anh Phong cũng là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều hộ dân trong ấp học tập và nhân rộng. Anh cũng nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm nuôi chim cút cho bà con tại địa phương, bởi theo anh không có gì vui bằng việc giúp người nông dân thoát nghèo và phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương.
    Mô hình nuôi lươn không bùn tại Phường 8
    Hình thức nuôi lươn hiệu quả và phổ biến hiện nay là nuôi trên bể không bùn bằng giống nhân tạo và sử dụng thức ăn viên. Hình thức nuôi này có ưu điểm: Cỡ giống đồng đều, chất lượng giống ổn định, sử dụng được thức ăn viên giúp cho tỷ lệ sống cao và thuận lợi trong quá trình nuôi; đặc biệt mô hình này ít tốn diện tích phù hợp cho hộ ít đất sản xuất, phù hợp cả nơi đô thị, ít tốn thời gian, dễ áp dụng kỹ thuật, cho thu nhập cao.Hộ anh Thạch Chane Thi, ngụ Khóm 7, Phường 8, thành phố Trà Vinh được Ban quản lý dự án hỗ trợ phát triển (AAV) tại thành phố Trà Vinh hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn. Qua đó, hộ gia đình anh được Ban quản lý hỗ trợ 2.500 con giống và kỹ thuật nuôi lươn.Theo anh chia sẻ, qua lớp tập huấn của Ban quản lý dự án anh biết được kỹ thuật nuôi hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Bể nuôi lươn được lót bạt và bể có hình chữ nhật chiều rộng 2m và chiều dài 5m, độ sâu tối thiểu từ 0,8 – 1,0m. Thành và đáy bể cần làm bằng các vật liệu trơn láng. Mặt đáy cần bằng phẳng và hơi nghiêng về phía ống thoát nước. Toàn bộ hệ thống nuôi được che bởi mái che nhằm hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể làm nhiệt độ nước tăng cao ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lươn. Ống cấp nước: Nối thông với nguồn nước cấp, đặt bằng hoặc cao hơn mặt bể. Ống thoát nước đặt sát đáy bể. Ống xả tràn đặt cao hơn mực nước trong bể khoảng 10cm (để xả bỏ lớp nước mặt sau những trận mưa). Tất cả các ống nói trên đều phải được chắn lưới để tránh lươn chui ra ngoài.Duy trì mức nước bể nuôi trong suốt quá trình nuôi đạt 20 - 50cm (vừa ngập các giá thể), không cần cho nhiều. Thay nước: Thay 100% lượng nước trong bể trước hoặc sau khi cho ăn 1 - 2 giờ, 1 - 2 lần/ngày. Nếu nuôi mật độ dầy, nên thay nước mỗi ngày 2 lần; còn ở mật độ thưa thì 1 ngày thay nước 1 lần. Nhiệt độ nước mới và nước cũ không chênh lệch quá 3°C. Khi thay nước phải kết hợp xịt rửa vệ sinh và quan sát thấy lươn có dấu hiệu bệnh nên bắt và tách riêng lươn bệnh ra thau hoặc thùng để điều trị tránh bị lây lan mầm bệnh. Định kỳ bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C, sổ giun sán và trộn tỏi vào thức ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho lươn. Đặc tính của lươn là ăn vào ban đêm, do đó, ban đêm cho lươn ăn lượng thức ăn khoảng 80%, còn 20% cho ăn vào ban ngày.Sau thời gian nuôi, khi lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch, trước khi thu hoạch nên cho lươn nhịn ăn 1 ngày. Đến nay sau 10 tháng nuôi, hộ anh đã thu hoạch được khoảng 200kg lươn, bán với giá 150.000 đồng/kg, tổng số tiền là 30.000.000 đồng. Sau khi trừ các chi phí anh còn lời được khoảng 20.000.000 đồng.
    VỊT BIỂN CON VẬT NUÔI THÍCH ỨNG VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU
    Đồng bằng sông Cửu Long có nghề chăn nuôi vịt mạnh nhất cả nước với tổng đàn vịt chiếm 26 triệu con, những năm qua chăn nuôi vịt đang phát triển mạnh cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về biến đổi khí hậu, tái cơ cấu ngành, chọn giống vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu đang là vấn đề đặt ra ở nơi này cũng như tại địa bàn phường 9, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh đặc biệt tại khóm 3 và 4 của phường 9 chịu ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn, nước bị nhiễm phèn
    Mô hình trồng thanh long ruột đỏ mang lại hiệu quả khả quan
    Tại Khóm 8, Phường 8 có hộ anh Lê Văn Đến hiện đang thực hiện mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ bước đầu đem lại hiệu quả khả quan.Theo anh cho biết trước đây, mảnh đất này, gia đình anh trồng lúa nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế. Sau khi được bạn bè giới thiệu về mô hình trồng cây thanh long ruột đỏ gia đình anh thấy phù hợp với điều kiện đất của gia đình nên trồng thử vào năm 2019 với diện tích 1.000m2. Thanh long ruột đỏ là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, đang được thị trường ưa chuộng, tuy chi phí đầu tư ban đầu nhiều hơn so với các loại cây trồng khác, nhưng cho thu hoạch nhiều năm, lại không tốn nhiều công chăm sóc. Để trồng thanh long ruột đỏ cần dựng trụ bê tông cao từ 1,8 - 2m, cạnh vuông, phần nổi trên mặt đất cao khoảng 1,3 - 1,4m cho cây mọc, tỏa nhánh xuống xung quanh. Trồng thanh long ruột đỏ ít sâu bệnh, bệnh thường gặp chủ yếu là nấm thân cây. Cây thanh long rất nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm đã cho quả; từ năm thứ 2 cây sẽ cho quả ổn định về năng suất; mỗi vụ thu hoạch kéo dài từ tháng 6 đến gần cuối năm, cứ gần 1 tháng lại cho một đợt thu hoạch. Thanh long ruột đỏ có nhiều ưu điểm, đặc biệt là giá bán ổn định hơn nhiều loại quả khác. Thu nhập từ trồng cây thanh long ruột đỏ cao so với trồng lúa nước, với giá bán khoảng 15.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình anh thu lãi khoảng 12 triệu đồng. 
    Mô hình nhỏ cải thiện bữa cơm gia đình
    30.8.2022 gia đình chị Huyền có mô hình nhỏ trồng rau sạch trong khu vực sân nhỏ của mình để cải thiện bữa cơm.và giảm đi một phần chi phí nhỏ cho gia đình và có bữa cơm rau sạch tự mình trồng chị an tâm hơn