Cảnh báo sớm

    Chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
    Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân. Vì vậy, việc chủ động thực hiện tốt các phương án phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) có ý nghĩa quan trọng, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo dự báo, mùa mưa năm 2023 đến sớm hơn trung bình nhiều năm, bắt đầu vào khoảng cuối tháng 4. Thời kỳ chuyển mùa từ giữa tháng 5, đây là giai đoạn có thể xảy ra mưa lớn cục bộ, dông, lốc, sét, sạt lở xuất hiện nhiều với cường độ mạnh. Dự báo năm 2023, sẽ có từ 11 - 13 cơn bão trên Biển Đông, trong đó, có 05 - 07 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Bão hoạt động nhiều hơn trên Biển Đông từ tháng 8 - 10/2023 và giảm dần từ tháng 11. Đồng thời, những tháng đầu năm, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật trên các vùng miền. Cả nước xảy ra 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần) trong đó, có 1.072 trận thiên tai đã được thống kê. Trà Vinh có bờ biển dài 65km, thuộc khu vực tiếp giáp của 02 vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; có 05 đơn vị hành chính cấp huyện giáp biển, có 06 xã, thị trấn được công nhận là xã đảo, hàng năm đều bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. Theo đồng chí Trần Trường Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Trà Vinh, năm 2023, để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tích cực thông tin tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến (nhất là bão, mưa lớn, triều cường, sạt lở) bằng nhiều hình thức, bảo đảm thông tin về thiên tai đến được người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng.
    Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai
    Ngày 20/5/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 535/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (Đề án). Mục tiêu của Đề án là nâng cao hiểu biết và kỹ năng ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho cộng đồng; tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; từng bước nâng cao hiệu quả ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu tổn thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Đến năm 2030 hoàn thành 40% nội dung Đề án; đến năm 2045 hoàn thành Đề án. Trên hình là Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh tăng cường lực lượng hỗ trợ ấp Long Trị, xã Long Đức khắc phục sạt lở đê do triều cường dâng cao (ngày 25/01/2023).
    Thiệt hại sản xuất nông nghiệp trước tác động từ biến đổi khí hậu
    Ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tác động đến nhiều hệ lụy vào đời sống và sản xuất của người dân; đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như khô hạn, mặn xâm nhập, thời tiết cực đoan (nắng nóng, mưa trái mùa, gió lốc…). Trong những ngày cuối tháng 5/2023, hàng trăm héc-ta lúa, màu của nông dân ở huyện Duyên Hải bị thiệt hại do ảnh hưởng của những đợt mưa sớm kéo dài, gây ngập úng... Đồng chí Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải cho biết: do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6/2023, đã gây ngập úng cục bộ tại một số diện tích sản xuất nông nghiệp của địa phương, làm thiệt hại trên 360ha lúa, hoa màu của nông dân (trong này, có 277ha lúa hè - thu, chủ yếu ở giai đoạn mạ và 84,8ha màu) mức độ thiệt hại từ 50 - 100%. Qua ghi nhận của chúng tôi tại xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải là địa phương có diện tích thiệt hại nhiều nhất, với 221ha bị thiệt hại từ 50% đến 100%. Tập trung nhiều là diện tích trồng màu ở các ấp Thốt Lốt, Sóc Ruộng, Rọ Say… với trên 85ha, gồm đậu bắp, đậu xanh, ớt và màu các loại.
    Nhân dân Trà Vinh quyết tâm ngăn chặn dịch bệnh, phát triển kinh tế
    Những năm gần đây, không chỉ riêng Việt Nam mà thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ xuất hiện và lan truyền các bệnh truyền nhiễm mới nỗi, hoặc tái bùng phát ở người, vật nuôi và động vật hoang dã,những bệnh này xuất phát từ mối tương tác con người động vật hệ sinh thái và có khả năng gây ra hậu quả khôn lường ,đối với sức khỏe con người sinh kế, làm ngăn chặn sự phát triển kinh tế xã hội và còn vô số những hệ lụy khác, tổ chức y tế thế giới WHO đã có những chứng minh khoa học cho thấy rằng có khoảng 70% bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nỗi có nguồn gốc từ động vật, đặc biệt hơn Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long chúng ta nói riêng được đánh giá là một trong các điểm nóng về dịch bệnh trên gia súc gia cầm, do vậy mọi lúc mọi nơi chúng ta đều phải đề cao cảnh giác sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh có thể đến bất cứ lúc nào, qua đó giúp cho chúng ta có nhiều kiến thức để ứng phó với dịch bệnh, góp phần giúp cho việc chăn nuôi của bà con nông dân, được tốt hơn, từng ngày ổn định cuộc sống
    Cảnh báo thời tiết cực đoan
    Dù đã vào mùa mưa nhưng thời tiết nắng nóng nóng ẩm kéo dài, mưa ít có lúc nắng lúc mưa làm ảnh hưởng đến xuống giống vụ hè thu cho bà con trong khu vực
    Hà giang
    Cảnh báo sớm và hành động sớm để có biện pháp phòng ngừa kịp thời....
    Trần mạnh linh- đội1 , sang phàng, đông hà , quản bạ , hà giang
    đoạn đường từ km139 hướng hà giang - đồng văn. thuộc QL4C có nguy cơ sạt lở cao. vì hàng năm vào mùa mưa đã xảy ra khá nhiều gây thiệt hại đến cây trông và ảnh hưởng giao thông qua lại.
    Ha Giang. Vàng mí páo
    Trời âm u
    Mưa liên tục tại Phường 8
    Mưa liên tục tại Phường 8
    Hiện tượng hạn hán tại khóm 3,4,9 phường 9 phố Trà Vinh
    Ngày 15/4, tại khóm 3,4,9 phường 9 xảy ra hiện tượng hạn hán làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (lúa và hoa màu) của bà con trên địa bàn phường 9, gây thiếu nước sinh hoạt cho người dân mà còn ảnh hưởng đến chăn nuôi tại khóm 3,4,9 (ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho bò: cỏ) do thiếu nước Mong rằng chính quyền địa phương sớm có biện pháp phòng chống hạn như :đối với các vùng thường xuyên thiếu nước xem xét chuyển đổi sang cây trồng cạn sử dụng ít nước hơn hoặc không canh tác để tránh thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra; nạo vét thông thoáng kênh mương, sửa chữa các trạm, máy bơm để chống hạn, hỗ trợ bồn chứa nước; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả,...