Sinh kế

MÔ HÌNH NUÔI CHIM LE LE MANG LẠI THU NHẬP CAO
Đăng ngày 10/22/2022 5:34:20 PM

Hiện nay, các hộ chăn nuôi rất chú trọng vào những loại vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh rất nhiều hộ chăn nuôi gà, vịt truyền thống thì nuôi chim le le đang là mô hình chăn nuôi hiệu quả đem lại giá trị kinh tế cao và giúp nhiều gia đình vươn lên làm giàu nhanh chóng. Và chim le le đang được nhiều người dân ở khóm 5,6 phường 9, thành phố Trà Vinh chọn nuôi, trong đó có hộ gia đình của anh Thạch Sóc Kha (khóm 5 phường 9) là hộ gia đình tiên phong nuôi le le đầu tiên trong phường 9 đến nay đã được 2 năm và rất thành công với thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng. (Currently, livestock farmers are very focused on livestock that bring high economic value. Besides many households raising traditional chickens and ducks, raising le le birds is an effective breeding model that brings high economic value and helps many families get rich quickly. And leekis being adopted by many people in cluster 5,6, ward 9, Tra Vinh city, including the household of Mr. Thach Soc Kha (group 5, ward 9) who is a pioneer in raising leek. The first le in Ward 9 has been 2 years now and is very successful with an annual income of up to hundreds of millions of dong). Anh Kha cho biết: ý tưởng ban đầu nuôi loài chim này do anh xem trên tivi thấy nuôi hiệu quả nên anh đã mua con giống về nuôi thử nhưng bước đầu đã đem lại thành công. Ban đầu con giống của anh đa phần mua từ người dân săn bắt ngoài thiên nhiên như ở Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, và cả tận bên Campuchia… Qua nhiều năm nuôi và có kinh nhiệm giờ đây anh đã cho le le tự sinh sản để rầy đàn. Khu chuồng nuôi le le của anh cũng khá đơn giản, với diện tích hơn 1.000m2 đất sau nhà, anh đào ao và chỉ chừa lại 1/3 diện tích đất để trồng thêm cỏ, dưới ao anh thả thêm lục bình, bèo,…để bảo vệ đàn le le khỏi đám chuột, rắn, hoặc bỏ đàn, anh Kha làm một cái nhà kín nhưng chỉ dùng lưới màn nhỏ bao chặt xung quanh. Ban đầu, chỉ với 200 con giống đến nay số con le le đã lên đến 500 con. Là loại chim có thịt ngon, mang nhiều chất dinh dưỡng nên chim le le có giá trị kinh tế rất cao. Le le vốn là giống chim trời hoang dã, sống trong môi trường tự nhiên, nhưng kể từ khi được con người chăn nuôi thì số lượng của chúng phát triển vượt bậc. Thịt chim le le được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, đậm đà hương vị miệt vườn. Thịt le le được cho là món ngon đại bổ, có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực, vì thế mà giá đắt hơn thịt vịt cả chục lần: có giá 500.000-600.000 đồng/con. Tuy thế, vẫn không đủ số lượng cung cấp cho thị trường. Nhiều nhà hàng đã coi món le le như một món ăn đẳng cấp và thường dành cho giới thượng lưu. Riêng những người sành điệu ẩm thực thì coi le le là “hàng độc”, là món đại bổ có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực. Do vậy, hiện nay trong thực đơn của nhiều nhà hàng, quán ăn đặc sản miền Tây đều giới thiệu món le le xào bầu, le le quay nước dừa…và coi đó là món ngon hảo hạng. Lại có người cho rằng thịt le le rất bổ dưỡng, từng là món tiến vua một thời nên ai cũng muốn thưởng thức. Le le có mỏ dài, màu xám, đầu và chân cũng dài. Lông trên đầu, cổ, bụng màu vàng sẫm như da bò, chỏm lông trên đầu sẫm màu hơn. Lưng và hai cánh màu sẫm, với các mảng màu nâu hạt dẻ trên cánh và ở phần đuôi. Trong tự nhiên, đêm về, chúng tụ tập lại một chỗ phát ra những tiếng rất ồn ào.  Tiếng của le le hơi khò khè, rất dễ nhận biết.  Le le làm tổ trong các hốc cây. Với chim mái, mỗi lứa đẻ từ 6 - 12 trứng. Le le sống thành bầy trong những các hồ nước ngọt, nhiều thực vật. Thức ăn chính là các loại hạt và các loài thực vật khác. Chúng vừa biết bơi lại vừa biết bay, vì thế khi làm chuồng nuôi nhốt phải tính tính đến chỗ cho chúng bơi lội và sải cánh. Chuồng nuôi phải thông thoáng, rộng, có tường bao quanh thật cao. Hồ nuôi le le phải trồng nhiều cỏ dại như sậy, lục bình, năng, lát để chúng trú ẩn và đẻ trứng. Nhằm bảo đảm an toàn, đề phòng chuột, mèo phá hoại thì chuồng phải được bao quanh bằng một lớp hàng rào lưới dày và chắc chắn. Anh Kha cho biết: Le le vốn là giống chim trời hoang dã, sống trong môi trường tự nhiên, có khả năng miễn dịch khá cao. Khi được con người thuần hóa và chăn nuôi, chúng vẫn giữ được hệ miễn dịch tốt. Việc chăm sóc giống chim le le thương phẩm không quá phức tạp, chỉ cần giữ chuồng trại, nguồn nước sạch (trong trường hợp nuôi nhốt). Bên cạnh đó, thức ăn của chúng rất đơn giản: lúa, rong rêu, lục bình, hạt, ốc, cá, tép và các loại thực vật khác. Tuy nhiên nếu ở trong giai đoạn sinh sản thì cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác để cung cấp đủ dinh dưỡng. Nên xay nhuyễn tôm, tép cho ăn với lượng vừa đủ và cho ăn ngày 2 lần sáng và chiều. Nếu muốn chim le le đẻ được nhiều trứng thì khâu thức ăn càng cần phải chú trọng, ngoài những lưu ý trên thì còn cần bổ sung vitamin, các loại khoáng,… để cung cấp đủ dinh dưỡng cho chim le le. Trong kỹ thuật nuôi le le thì khâu ấp trứng cực kì đơn giản, chỉ cần để chim mẹ ấp tự nhiên trong tổ. Lưu ý tránh nơi có gió lùa và bị hắt mưa. Nơi ấp cần kín gió vào mùa đông và tránh được mưa nắng. Một số lưu ý khi nuôi le le: Trong khẩu phần ăn nên bổ sung cả vitamin C để tăng sức đề kháng. Cung cấp nước uống và thức ăn sạch bởi vì chim le le là loài có sức đề kháng yếu, khó chống lại bệnh tật. Khử trùng định kì chuồng nuôi  le le để giữ chuồng nuôi sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho le le sinh trưởng và sinh sản. Thay máng ăn và máng uống thường xuyên tránh đọng bẩn, le le ăn vào có thể ảnh hưởng tới đường tiêu hóa. Thường xuyên quan sát kĩ càng để phát hiện sớm những biểu hiện bệnh nếu chim có bệnh và tìm ra cách giải quyết nhanh nhất tránh kéo dài rê ra dẫn tới hậu quả khó lường Dù thả nuôi nhưng chất lượng thịt của le le vẫn rất ngọt, thơm, không kém gì thịt chim le le trong môi trường tự nhiên. Loài chim này sinh sản nhiều, mỗi năm chim mái đẻ chừng 6 lứa, ấp 27 ngày ấp sẽ nở con. Sau 8 tháng nuôi, một con le le có thể đạt trọng lượng  300 - 400g. Lúc này, có thể xuất bán. Nhưng người nuôi le le thường đợi thêm ít ngày, khi chúng được nửa ki-lô-gam thì bán cho được giá. Ở khóm 5 phường 9 thành phố Trà Vinh, bà con cho biết, nếu một gia đình nuôi chừng 200 con le le trong ao, thì một năm có thể thu được 250 triệu đồng. Còn người dân nuôi le le ở khu vực khóm 3,4 lại phát triển đàn chim theo kiểu nuôi bán hoang dã, có nghĩa là nửa nuôi nhốt, nửa để chúng tự do. Con giống được người dân mua từ người săn bắt ngoài môi trường tự nhiên. Hình thức này cũng phổ biến với người nuôi le le ở Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang… Nuôi theo cách này, với diện tích chừng 1.000 mét vuông thì cần đào ao, chỉ chừa lại khoảng 300 mét vuông để trồng thêm cỏ cho le le làm tổ. Dưới ao thả lục bình cho le le làm thức ăn. Le le bán rất chạy, thương lái thường tự tìm đến từng nhà người nuôi, đặt cọc trước. Vì thế, đầu ra cho loài vật nuôi này khá thuận lợi. Theo cách tính toán của bà con, nuôi le le lợi nhuận thu về gấp 3 lần nuôi gà, tuy rằng đầu tư đất, thức ăn, chăm nom bảo vệ khó hơn. Anh Kha cho biết, nuôi le le cũng như nuôi cũng loài gia cầm, thủy cầm khác, có nghĩa là đều phải bổ sung các khoáng chất, can-xi để hình thành vỏ trứng. Những khoáng chất có trong tôm, cua, ốc, cá... nếu cho le le ăn thường xuyên thì chúng sẽ đẻ tốt, tỉ lệ ấp nở thành công cũng cao hơn. Kết luận: Ở phường 9 thành phố Trà Vinh có điều kiện khí hậu thích hợp, diện tích đất đai rộng, lao động dồi dào, nguồn thức ăn phong phú để phát triển nghề chăn nuôi chim le le. Hiệu quả bước đầu cho thấy, mô hình này sẽ trở thành hướng đi khá triển vọng giúp bà con phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập. Thời gian tới, chính quyền địa phương phường 9 sẽ tiếp tục tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và phối hợp với các địa phương để nhân rộng mô hình đến bà con trên địa bàn toàn tỉnh Trà Vinh./.


Tác giả: Thái Ngọc Nguyên (ngocnguyen)
Ngành nghề: Chăn nuôi
Loại sinh kế: Chăn nuôi
Số lượng: 500
Diện tích: 1000 m2
Ngày bắt đầu: 1/20/2021

Video minh họa: