Sinh kế

    Trồng ớt Sừng đem lại hiệu quả kinh tế cao
    Chỉ trong khoảng thời gian 3 tháng tính từ lúc trồng, cây ớt bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi năm 3 đợt, bán ra thị trường với giá khoảng 30.000 đồng/1kg. Trừ chi phí giống vốn, phân bón, thu lãi khoảng 15.000.000 đồng/ năm
    Mô hình nuôi bò sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao tại ấp Sa Bình xã Long Đức
    Nuôi bò sinh sản là một trong những giải pháp hiệu quả để phát triển kinh tế vì bò dễ chăm sóc, ít bệnh, nguồn thức ăn đơn giản, phong phú và dễ thích nghi với môi trường. Đặc biệt là tình hình biến đổi khí hậu như hiện này. ● Gia đình của Kiên Thị Sarang tại Ấp Sa Bình, Xã Long Đức, TP. Trà Vinh. Đã có duyên với nghề nuôi bò khi một lần đi về thăm quê và gặp chú của anh đang nuôi bò. Qua sự chia sẽ của chú anh nhận thấy bò rất dễ chăm sóc và ít bệnh nên anh đã tìm hiểu thêm thông tin về thỏ qua internet, sách, bạn bè,... Chị đã bắt đầu thực hiện kế hoạch nuôi bò của mình từ những gì anh đã tìm hiểu và chú anh đã chia sẽ. - Đầu tiên chị làm chuồng và lựa chọn con giống thích hợp.Chị chọn những con bò cái: có sức khỏe tốt, tai khô, chân sạch sẽ, răng mọc bình thường,... - Khi đem bò về chị cho bò ở riêng biệt với nhau để hạn chế lây bệnh (nếu có).Chị chọn chế độ ăn uống và những loại thức ăn phù hợp cho bò như: cỏ, thức ăn cho bò, rơm,... Bên cạnh đó có những bệnh thường gặp ở bò như: lỡ mồm lông móng, viêm da nổi cục.... - Bò cái khi nuôi đến 1 năm tuổi trở lên có thể phối giống cho bò sinh sản. Bò cái mang thai trong khoảng 9 tháng 10 ngày sẽ sinh bê con, bò sinh sản 1 năm 1 lần, - bò con sau khi sinh: + Từ 1- 2 tháng tuổi sẽ sống hoàn toàn dựa vào sữa mẹ. + Từ 2 tháng tuổi trở lên bò tự biết ăn cỏ và tập ăn những thức ăn nhẹ dễ tiêu hóa. + Từ 3 tháng tuổi trở lên bò con có thể tách khỏi mẹ hoàn toàn. - Giá bò: + Bò cái giống: 13.0000.000đ - 15.000.000đ/kg. +Bò thịt: 190.000đ - 250.000đ/kg. => Do cơ duyên với nghề nuôi bò nên gia đình chị đã mang lại nguồn kinh tế ổn định cho gia đình khoảng 90.000.000đ/năm. Đồng thời chị còn chia sẽ cách nuôi bò cho những người thân bạn bè của mình để thực hiện mô hình nuôi bò đạt hiệu quả ổn định kinh tế gia đình.
    Mô hình nuôi cá Bống Tượng tại ấp Công Thiện Hùng Xã Long Đức
    Cá bống tượng là loài cá không quá xa lạ với chúng ta bởi mùi vị thơm ngon giàu giá trị dinh dưỡng đồng thời giá trị kinh tế của loài cá này khá cao. Hiện nay do nhu cầu đánh bắt ngoài tự nhiên quá lớn mà số lượng loài cá này giảm sút nghiêm trọng nên nhu cầu ươm giống để phục vụ nuôi trồng là rất lớn. Thấy được tiềm năng kinh tế từ cá bống tượng đem lại hộ ông Nguyễn Văn Buôl tại ấp Công Thiện Hùng đã tận dụng 300m2 diện tích mặt nước gần sông chú đã mạnh dạn mua 2000 cá bống tượng giống với giá mỗi con/30 ngàn/100g sau 11 tháng đã cho thu hoạch do là loài cá ăn tạp nên gia đình chú tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ như cá vụn của các ghe thuyền đánh bắt tại long trị, phế phẩm ở chợ, ốc bươu vàng ở ao hồ,.....Về bệnh tật thi loài cá này chủ yếu xuất hiện bệnh ba loại bệnh chính là kí sinh trùng, đốm đỏ, tuột nhớt xuất hiện khi hồ nuôi không thường xuyên thay nước, cần thường xuyên theo dõi hồ nuôi nếu cá mắc bệnh nhanh chống mua thuốc về điều trị. Trọng lượng thu hoạch mỗi con từ 0,5 đến 1kg, với giá thu mua dao động 300 ngàn đến 400 ngàn/ kg hộ của chú thu về 430 triệu sau khi trừ đi chi phí chú còn lời khoảng 230 triệu. Với chi phí đầu tư ban đầu là không hề thấp nhưng hiệu quả kinh tế từ cá bống đem lại là rất lớn hứa hẹn đây sẽ là mô hình hay để bà con tham khảo để chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.
    Gà đen H'Mông thả vườn Long Đức
    Gà H’Mông hay còn gọi là gà Mông, gà Mông đen hay gà Mèo hay gà xương đen là một giống gà nội địa của Việt Nam có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh, chúng nuôi giữ giống gốc là một trong những giống gà đặc sản[1]. Giống gà H’Mông là giống gà quý hiếm, có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người đồng bào H’Mông còn nấu cao để bồi bổ sức khoẻ. Hiện nay gà H’Mông thương phẩm được coi là món ăn đặc sản[2].
    Giải pháp xen canh lúa - màu
    Hiện nay, những vùng đất gò cao, đất giồng cát ven biển ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau vào mùa khô báo động khan hiếm nước ngọt, khô hạn và xâm ngập mặn. Giải pháp các tỉnh đang hướng đến là trồng luân canh trên nền đất lúa những giống cây trồng thích nghi, giảm lượng nước tưới phù hợp như các cây họ đậu, mè, rau màu. “Thời gian qua đã có nhiều diện tích lúa vụ 3 bị thiệt hại do khô hạn, xâm nhập mặn khiến cho nông dân “méo mặt”. Trong khi trồng màu như tụi tôi lại khỏe re”- lão nông Thạch Đen ở Vĩnh Trạch Đông, Bạc Liêu phấn khởi nói. Ông Đen cho biết, trồng màu có thời gian thu hoạch ngắn ngày hơn so với cây lúa, chính vì thế sẽ chủ động được nguồn nước tưới tiêu, tránh được tình trạng xâm nhập của nước mặn vào đồng ruộng Theo TS Nguyễn Công Thành (Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam), việc luân canh cây màu trên đất lúa còn góp phần cắt đứt nguồn lây lan của sâu bệnh trên lúa, cải tạo, bồi dưỡng đất, gia tăng năng suất cây lúa vụ sau, giảm sự cạnh tranh của cỏ dại và cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh. Ở những vùng có lũ thì giải pháp trồng màu để chạy lũ cũng được các địa phương khuyến khích nông dân trồng thay cho cây lúa vụ 3. Xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang là địa phương nhiều năm nay có thế mạnh về cây bắp lai gieo trồng chạy lũ tháng 8, mỗi năm diện tích khoảng 1.500ha, kế đến là cây đậu phộng trên đất pha cát khoảng 200ha ven bờ kênh Bảy Xã, cây mè cũng được vài chục ha.
    Mô hình nuôi gà thả vườn
    Mô hình nuôi gà thả vườn bán gà thịt tại khóm 5 phường 8 TPTV. Giá bán 70.000đ/ký
    Mô hình nuôi giun quế lấy thịt
    Giun quế là nguồn thức ăn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng đối với ngành chăn nuôi, nhất là các loại như gà, vịt, ngan, ngỗng, cá ... Nuôi giun quế đem lại hiệu quả kinh tế cao chính vì vậy nó đang ngày càng phổ biến tại các gia đình hay trang trại
    Mô hình nuôi ốc bươu đen(ốc nhồi) mang lại thu nhập cao
    Trà Vinh là một trong những tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động nhiều bởi biến đổi khí hậu. Vì vậy, các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu luôn được ngành nông nghiệp khuyến khích người dân các địa phương nhân rộng. Tại thành phố Trà Vinh, chính quyền khuyến khích các hộ dân ít đất sản xuất nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu đã được thực hiện thí điểm thành công mới đây, gồm mô hình trồng nấm bào ngư, nuôi lươn, nuôi ốc bươu đen và nuôi ếch. Bà Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trà Vinh, Trưởng Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ phát triển thành phố Trà Vinh cho biết, trong 2 năm 2021-2022, từ nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức nước ngoài, chương trình đã hỗ trợ một phần kinh phí và kỹ thuật cho 68 hộ dân khó khăn ở phường 8, phường 9 và xã Long Đức thực hiện thí điểm các mô hình sinh kế trên với mục đích giúp các hộ sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập để thoát nghèo bền vững. Kết quả, các mô hình này đã giúp nhiều hộ dân có sinh kế ổn định, cải thiện thu nhập đáng kể. Vì vậy, sau thử nghiệm, nhiều hộ đã quyết định nhân rộng mô hình. Khác với ốc bươu vàng là loài ngoại lai phá hoại mùa màng, ốc bươu đen, hay còn gọi là ốc bươu ta là loài có giá trị cao về mặt kinh tế cũng như dinh dưỡng, thường sinh sống ở các vùng ao hồ nước ngọt, đồng ruộng. Tuy nhiên, do tình trạng ruộng đồng ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu cũng như sự xâm lấn của ốc bươu vàng, các loài thiên địch, ốc bươu đen ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm. Ốc bươu đen có rất nhiều thiên địch, từ chim bìm bịp, gà, vịt, ngan, ngỗng, chuột đến lươn, cá rô, cá chép. Bởi thế, việc bảo vệ môi trường ao nuôi tránh khỏi các đối tượng trên là vô cùng quan trọng. Về nguồn thức ăn, tuy là loài ăn tạp song các loại mướp, bầu bí, khoai môn, thủy sinh như bông súng, rong rêu, bèo tấm đều phải đảm bảo sạch, không có hóa chất.Đối với ao nuôi cần được chuẩn bị kỹ, nạo vét sạch và xử lý ao trước khi nuôi con ốc để tránh không bị ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, xử lý các loại địch hại như: Cá trắm đen, chuột…Ngoài ra, phải quản lý nguồn nước chặt chẽ, theo dõi nhiệt độ, độ PH, luôn giữ mực nước từ 40cm đến 1 mét để ốc phát triển ổn định; đồng thời thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng vôi, men vi sinh. Sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch, trung bình mỗi cặp ốc bố mẹ sau khi ghép đôi sẽ đẻ 2 tổ trứng/mỗi tháng, mỗi tổ trung bình từ 70 – 150 trứng. Ngoài tạo môi trường cho ốc sinh sản (bằng các loài thủy sinh, khoai môn mọc ven bờ), cần phải thu trứng đúng thời điểm, tránh tình trạng trứng bị ngập nước dẫn đến ung thối. Đặng Tài Thi nói: “Mình đã thử so sánh ấp trứng và để trứng nở tự nhiên. Trong môi trường tự nhiên, trứng nở chỉ đạt tỉ lệ 5 – 10%, nhưng khi can thiệp ấp nở thì tỉ lệ trứng nở đạt đến trên 90%”. Trung bình từ khi đẻ, sau 20 ngày trứng sẽ nở. Khi được chăm sóc đúng cách, từ 4 – 5 tháng là có thể bán ốc thương phẩm với khối lượng đạt từ 25 – 30 con/kg. Hiện tại, ốc bươu đen cung không đủ cầu bởi thị trường khan hiếm, giá bán mỗi kg ốc thương phẩm dao động từ 90 – 100 nghìn đồng. Ốc con 400 đồng/mỗi con và trứng ốc có giá từ 1 – 1,2 triệu đồng/kg. Trà Vinh là một trong những tỉnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị tác động nhiều bởi biến đổi khí hậu. Vì vậy, các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu luôn được ngành nông nghiệp khuyến khích người dân các địa phương nhân rộng.
    Nuôi Ếch trong lồng lưới
    Ếch xanh - ếch trong lòng lưới Ếch trong lòng lưới – mô hình ếch trong lòng lưới giúp tăng thêm thu nhập. Ếch đồng ( Hoplobatrachus rugulosus) nó được tìm thấy ở Campuchia ,Trung Quốc, Hồng Kông , Thái Lan, Lào , Ma cao , Malaysia , Myanmar, Philipins, đài Loan và Việt Nam. Chúng ta cần biết ở Việt Nam ta thì ếch được chăn nuôi như thế nào? Mức tiêu thụ ra sau? Có những mô hình chăn nuôi phổ biến nào được áp dụng cụ thể? Sau đây là tình hình nuôi ếch ở nước ta : Ở Việt Nam ta, ếch được nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và TP.HCM chủ yếu là nuôi ếch giống loài thái lan cũng có số ít là nuôi ếch đồng.Những năm gần đây mô hình ếch Thái Lan được nuôi rộng rãi với diện tích vài chục đến vài trăm mét vuông đã đem lại hiệu quả và thu nhập đáng kể cho nông dân cùng với đó là sự phát triển mạnh . Với nuôi ếch thái có thể nói là dễ làm , có hiệu quả cao , chỉ câng khoảng vài chục mét là có thể nuôi được lợi nhuận có thể lên tới hàng chục triệu/năm . Tuy nhiên có lợi ích thì cũng không tránh khỏi những khó khăn có hộ dân đạt hiệu quả cao và thành công trong Việt nuôi ếch thì cũng có những hộ dân thất bại.kỹ thuật nuôi ếch của các hộ dân đa số là tự tìm hiểu, mày mò học hỏi kinh nghiệm từ nhau từ người này truyền sang người khác , từ đời này sang đời khác nên vẫn chưa hoàn thiện . Sau đây là những mô hình nuôi ếch ở Việt Nam ta . +) Mô hình nuôi ếch trong bể xi măng. +) Mô hình nuôi trong bể bạt . +) Mô hình nuôi trong mùng . +) Mô hình nuôi trong ruộng. +) Mô hình nuôi trong ao, vườn. 1. Phần đầu : Phần đầu cũng là phần giới thiệu . Giới thiệu về môi trường sống, về tên gọi khác , về những lợi ích ,tác hại của nó . Ếch là một loài động vật chủ yếu sống ở nơi đầm lầy, mé sông, ao, hồ , sống ở những nơi ẩm ướt, là loại động vật kiếm sống vào ban đêm , nó sống ẩn trong hang vào mùa đông đây cũng được gọi là hiện tượng trú đông. Ếch tìm kiếm những thức ăn có sẳn trong tự nhiên cùng chung môi trường sống như : giun , tép , óc , cua, cá con, châu chấu , cào cào , nó còn có thể ăn những thức ăn như là ngũ cốc trộn với tôm cá giun lươn và bột ngô. Ếch là một loài động vật đẻ trứng , sau khi nở từ trứng một con ếch nổi lên như nòng nọc , giống như một số loài lưỡng cư khác một con ếch có những thay đổi mạnh mẽ trong suốt vòng đời của nó gọi là biến thái . Một con ếch có thẩy nhảy gấp đôi 50 lần cơ thể của chúng nhiều loài khác có thể nhảy gấp 20 lần cơ thể của chúng tuy nhiên cũng có thể một số ếch có chân sau ngắn và cũng chỉ nhảy được một quãng đường ngắn .Nó là loài động vật có xương sống . 2. Nội dung: Ngày 25.10.2022 tôi đã được đi xem những mô hình nuôi ếch nuôi lươn tại nhà các hộ dân trong địa bàn khóm 3, khóm 4 TP Trà Vinh, Tỉnh TV . Cùng với sự mạnh dạn phát triển nghành chăn nuôi , trồng trọt gia đình chú Thạch Sóc đã thành công về việt nuôi ếch trong lồng lưới. Với sự thành công này đem lại cho gia đình chứ mức thu nhập về kinh tế khá cao và đem lại hiệu quả với mô hình này , lúc đầu đây chỉ là một cái ao bình thường chỉ nuôi những con cá nhỏ và có một vài ếch đồng sinh sống , với tài năng của chú sự tìm tòi không ngừng học hỏi chú muốn có thêm thu nhập cho gia đình nên từ những kinh nghiệm vốn có của mình chú đã bắt tay vào việt làm lòng trong cái ao nhỏ để nuôi ếch . Số lượng ếch được thả sau khi chú hoàn thành mô hình là 2500 con trong 3 lòng lưới . Sau gần 1 tháng rưỡi nuôi ếch trong lòng lưới anh đã tốn hết 7.500.000đ đó là bao gồm hết tiền giống ếch , thuốc men và tiền thức ăn . Sau 3 tháng nuôi lứa ếch đầu cho thu hoạch lên tới 3 đến 4 con/kg . Mức thu hoạch của chú được khoảng 200 kg . Ếch thương phẩm là một loại ếch mập mạp , nhìn sạch sẽ hơn, các phần chi ếch rất to và chậm chạp . Giá của ếch đồng hiện nay dao động từ 140.000đ – 120.000đ tuy nhiên ếch nuôi có mức giá thấp hơn dao động chỉ từ 80.000đ – 60.000đ. giống vật nuôi thường không được ngon như ếch đồng thịt nó mềm và sẽ nhảo hơn . Với ếch thương phẩm của gia đình Chú sóc được bán cho người dân trong xóm và cho những quán ăn thu nhập cũng được 80.000đ – 70.000đ/ kg . Theo sự tính toán tỉ mỉ của chú thì trừ đi những chi phí đã chi cho thức ăn thuốc mềm này kia nọ thì 1kg ếch có thể lời từ 20.00đ -40.000đ . Cùng với giống 2500 đầu chú đã thu lãi khoảng 14 triệu đồng . Nhằm làm giảm bớt đi chi phí mua thức ăn nông nghiệp thì chú đã tranh thủ thời gian để đi bắt tép , cua ốc , cá nhỏ để thay vào thức ăn công nghiệp, nhờ ăn những thức ăn tự nhiên ếch phát triển nhanh hơn , và sinh sản thêm được nhiều loài nòng nọc mới . Ngoài mô hình nuôi ếch trong lòng lưới ra chú còn thả thêm 5000 cá rô con trong ao , cùng thời điểm đó chú thu hoạch được hai loài thực phẩm , cũng quanh ao chú còn trống f thêm những loại rau xanh khác nhau như rau muống, mướp v.v.... với sự thành công trong bước đầu này chú dự định sang năm sẽ mở rộng quy mô và tăng thêm số lượng ếch trong mỗi đợt nuôi , cùng với sự phát triển và sinh trưởng của ếch ở trên mặt nước , cá rô ở dưới nước chú dự kiến sẽ thu hoạch tiếp theo vào cuối năm nay.Sự thành công cùa gia đình chú Sóc đem lại lợi nhuận ổn định trong cuộc sống gia đình về mặt kinh tế . Thấy được sự hiệu quả trong mô hình này nhiều bà con và người dân trong địa phương đã đến gặp chú để tư vấn và tìm hiểu học hỏi những cách chăn nuôi trồng trọt học hỏi để lấy kinh nghiệm. Chú rất nhiệt tình khi hướng dẫn chi tiết từng kĩ thuật. 3. Kết luận Với mô hình nuôi ếch trong lòng lưới đã giúp cho gia đình chú tăng thêm thu nhập khá cao. Thấy được sự thành công và hiệu quả này mong người dân trong địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh hãy tự tin mạnh dạn phát huy dùng nhưng kiến thức , những kinh nghiệm những gì mà mình tích lũy được để tạo nên một mô mình nuôi hay trồng gì đó có thể giúp ích cho mọi người . Có thể học từ kinh nghiệm và hiệu quả của chú thử sức mình làm những mô hình nuôi ếch khác có thể chúng ta cũng thành công như chú . Vì sao ếch lại có mức thu nhập tương đối cao như vậy và vì sao ếch lại được ưa chuộng đến thế ? Ếch là một loài thức ăn được người dân ưa chuộng không những người lớn mà trẻ nhỏ vì nó có thể chế biến thành nhiều món ăn giá thành cũng tương đối dễ kiếm trên thị trường và có nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo , canxi đây đều là những chất cần thiết cho cơ thể và đặc biệt ếch là loài động vật chứa ít calo rất phù họp với người giảm cân nhưng vẫn đủ chất . Theo đông y thịt ếch có tính hàn vị ngọt có thể cần cho người bị suy dinh dưỡng giúp trẻ hết biến ăn và ngủ ngon , phụ nữ sau sinh và người bị thiếu máu , tuy nhiên có cái lợi cũng có cái hại của , mặc dù ếch nhiều chất dinh dưỡng nhưng không thể lạm dụng . Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn vì sức đề kháng của bé còn yếu không nên vội cho ăn những người hay bị ho khi làm thịt của ếch phải cẩn thận lọt hết phần da bỏ hết phần ruột và cắt hết chi.
    Mô hình trồng sả mang lại thu nhập cao, thích ứng với biến đổi khí hậu
    Sả (tên khoa học là Cymbopogon flexuosus Stapf) là một loại cây thân thảo rất phổ biến ở nước ta. Sả thuộc loại cây dược liệu nhờ tinh dầu citral có nhiều công dụng chữa bệnh nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian và là loại cây gia vị trong chế biến thức ăn, nguyên liệu để pha trà, làm nước uống những năm gần đây cây sả được thị trường tiêu thụ khá mạnh. Ngoài ra cây sả còn giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư, có thể giúp hạ huyết áp, giúp giảm đau, giúp thải độc, hỗ trợ giảm cân, sát khuẩn da,…Sả cũng là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể. Ngoài ra, tinh dầu sả có tác dụng khử mùi hôi tanh, xua đuổi ruồi muỗi, chữa cúm và phòng các bệnh truyền nhiễm. Nắm bắt được nhu cầu trên, sau nhiều năm trồng lúa, trồng đậu và cây mì bị thua lỗ nặng và chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã làm kinh tế gia đình anh gặp nhiều khó khăn.