Thời gian gần đây quá trình chuyển đổi sản xuất lúa kém hiệu quả sang cây màu cho giá trị kinh tế cao ngày càng được đẩy mạnh ở nhiều nơi. Riêng tại ấp vĩnh yên, xã Long Đức là địa bàn đi đầu trong chuyển đổi cây màu tại địa phương với nhiều mô hình hay cách làm hiệu quả, trong đó không thể không nhắc đến mô hình trồng ớt chỉ thiên của hộ anh Nguyễn Văn Chiến đã quyết định chuyển đổi 5000m2 đất lúa kém hiệu quả sang trồng ớt chỉ thiên. Cây ớt với đặc tính là loại cây ngắn ngày (thu hoạch từ 50 - 60 ngày sau khi gieo trồng) và có giá trị kinh tế cao, thời gian thu hoạch tương đối dài (từ 3 đến 5 ngày là hái 1 lần) đến tận gần 2 tháng. Qua tìm hiểu được anh thẳng thắn chia sẻ do mới chuyển sang trồng màu đặc biệt là cây ớt còn nhiều bỡ ngỡ anh đã gặp không ít khó khăn từ khâu chăm bón, phòng trừ bệnh hại như: thán thư, thối rễ, vàng lá,....đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất dẫn tới vụ đầu tiên anh chỉ hòa vốn. Tuy nhiên với bản tính cần cù, ham học hỏi anh đã đến nhiều nơi tham quan mô hình ớt chỉ thiên đạt năng suất cao cộng với những kinh nghiệm thất bại từ vụ đầu anh đã gặt hái được những "quả ngọt" đầu tiên từ cây ớt chỉ thiên, ở vụ thứ hai sau khi trừ đi chi phí giống, nhân công, vật tư nông nghiệp với giá thu mua của thương lái dao động trung bình 30 ngàn/kg tùy từng thời điểm của thị trường cũng như mùa vụ, trung bình cứ 1000m2 thu được 1 tấn ớt chín sau khi trừ đi tất cả chi phí anh còn lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng. Với anh Chiến mô hình ớt chỉ thiên tuy tốn chi phí, công sức hơn cây lúa nhưng bù lại người nông dân tăng thu nhập hơn 10 lần so với cây lúa và 4 đến 5 so với cây màu khác, chính loại trái mang đậm vị cay này đã giúp gia đình anh từng bước ổn định cuộc sống đồng thời tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động nhàn rỗi tại địa phương.