Sinh kế

    Mô hình trồng Bưởi da xanh đạt hiệu quả
    Bưởi da xanh là một loại trái cây đặc sản của Việt Nam. Đây là một loại trái cây rất được ưa chuộng của tất cả mọi người. Đặc biệt là các chị em phụ nữ. Ngoài hương vị thơm ngon, ngọt thanh và không chua thì công dụng của bưởi da xanh nói riêng và các loại bưởi nói chung cũng khiến loại bưởi này chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng.Vì bưởi da xanh được xếp vào nhóm nổi tiếng và có giá thành rất cao, bởi với hương vị thanh ngọt rất riêng biệt và màu sắc quả bắt mắt.Mô hình trồng bưởi da xanh mang lại năng suất hiệu quả đang ngày càng được bà con nông dân quan tâm. Hiện nay, hộ anh Nguyễn Duy Tân, Khóm 7, Phường 8 vươn lên khá giàu từ thu nhập từ vườn bưởi da xanh của mình.Trước kia với diện tích 500m2, anh chuyên trồng rau, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, năm 2019 anh bắt đầu trồng thử nghiệm 30 gốc bưởi da xanh, sau thời gian trồng thấy bưởi phát triển và cho trái rất say, từ đó anh bắt đầu nhân rộng cây bưởi da xanh trên toàn bộ diện tích đất, với 100 gốc.Theo anh Tân cây bưởi da xanh rất "chịu nước và cũng rất sợ nước" do đó khi trồng bưởi da xanh phải lên liếp, đắp mô cao, bên cạnh đó phải đào mương, để khi vào mùa mưa nước có thể rút nhanh không gây ngập úng. Vào mùa nắng bưởi có thể hút nước dưới mương để nuôi cây, giúp cây phát triển.Đặc biệt trong canh tác vườn bưởi, anh áp dụng kỹ thuật bón phân, phun thuốc hợp lý không để tồn dư lượng trong cây, nhất là ưu tiên bón phân hữu cơ, phun xịt thuốc vi sinh thay dần thuốc hóa học. Để cho cây tươi tốt, giảm chi phí anh còn đến các chợ thu gom phế phẩm thủy sản về ủ sau đó tưới vào gốc cây. Phân cá làm cho cây luôn xanh tươi, cho trái quanh năm và đạt năng suất cao.Trong cách bón phân, anh kết hợp sử dụng giữa hai loại phân hữu cơ và phân hóa học, vì theo anh nếu như sử dụng phân hóa học trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất bị bạc màu, nóng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây bưởi, do đó kết hợp bón với phân hữu cơ, phân chuồng để cải tạo đất, giúp cho cây phát triển bền vững. Anh Tân cho biết: " phân hữu cơ là chủ đạo, nhưng từng giai đoạn mình có thể bón bổ sung phân hóa học, cụ thể khi cây ra bông bón thêm phân Lân, giai đoạn nuôi trái bón thêm phân đạm, trái già cho trái ngọt thêm Kali".Với cách làm này, vườn bưởi của anh Tân phát triển và cho năng suất trái rất cao, mang về nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Riêng dịp các dịp Lễ, Tết nguyên đán anh bán được trên 2 tấn trái, thu nhập trên 50 triệu đồng.
    Hiệu quả kinh tế cao với mô hình trồng “chanh không hạt” thích ứng với biến đổi khí hậu
    Thực hiện chủ trương tái cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng với nhu cầu thị trường và thích nghi với thổ nhưỡng ở địa phương nên nhiều nông dân ở phường 9, thành phố Trà Vinh đã chuyển đổi diện tích trồng lúa, vườn tạp kém hiệu quả sang phát triển các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế. Điển hình là mô hình trồng chanh không hạt của gia đình ông Thạch On khóm 5 phường 9, thành phố Trà Vinh.
    Mô hình trồng Gừng mang lại hiệu quả kinh tế bền vững ấp Sa Bình xã Long Đức
    Mô Hình Trồng Gừng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Bền Vững Hiện nay tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân nhiều dịch bệnh phát sinh và diễn biến hết sức phức tạp trên các loại cây trồng vật nuôi đã và đang gây ra những tổn thất nhất định cho bà con nông dân ở tỉnh trà vinh nói chung và địa bàn xã Long Đức nói riêng, vì vậy việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp là ưu tiên hàng đầu cho bà con nông dân. Trong đó mô hình trồng gừng Phan Văn Mãi ở ấp Huệ sanh, Xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh đã cho thấy được sự thích ứng có hiệu quả kinh tế nhờ vào chi phí đầu tư thấp, đặc tính thích nghi tốt, sinh trưởng nhanh và thị trường tiêu thụ rộng lớn là mô hình rất thích hợp để đầu tư. Đặc gừng là loại cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, ít bệnh hại, chi phí chăm bón thấp. Chuẩn bị: gừng giống phải to và già, sạch bệnh, không thối. Sau khi ủ từ 1 đến 2 tuần cho nảy mầm tiến hành gieo trồng theo liếp, cây cách cây 30×30cm, hàng cách hàng 30×40cm. Trộn đất với phân chuồng hay rơm rạ, mùn bã hữu cơ đã ủ hoai mục. Chăm sóc: sau khi xuống giống tháng đầu tiên chúng ta cần chú ý đến một số sâu bệnh hại như: sâu cuốn lá, thối rễ, sùn đất,.....để phát hiện kịp thời và có hướng điều trị thích hợp đồng thời bón phân hữu cơ và một ít N-P-K giúp tăng năng suất cho cây trồng. Thu hoạch: từ 5 - 6 tháng gieo trồng đã cho thu hoạch với mỗi tép gừng giống nan đầu cho thu hoạch 1 - 2kg củ, giá thị trường dao động từ 30.000 - 40.000 ngàn/kg. Đặc biệt vào dịp cuối năm cuối năm do nhu cầu thị trường lớn có lúc gừng đạt đến giá 100.000 ngàn/ kg. Chỉ với 40kg gừng giống (50.000/ kg) ban đầu đã cho thu hoạch 1,2 tấn/ 1000m2 trừ đi chi phí giống và phân, thuốc thì lợi nhuận thu về từ 20.0000 - 23.0000 triệu/ 1000m2. Như vậy với chi phí đầu tư ban đầu thấp, tận dụng được nguồn phân chuồng, rơm rạ ủ hoai mục có sẵn làm phân bón thì đây sẽ là mô hình kinh tế bền vững cho bà con nông dân trên địa bàn học hỏi và nhân rộng góp phần gia tăng thu nhập cải thiện đời sống.
    Mô hình trồng mãng cầu xiêm tăng thu nhập
    Ông Trần Phú Vinh, ở khóm 10, phường 9, thành phố Trà Vinh cho biết: Gia đình ông có gần 5 ha trồng mãng cầu xiêm đang cho trái. Vùng đất phèn và bị ảnh hưởng mặn rất thích hợp loại mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát, cây phát triển rất mạnh nhờ chịu phèn mặn của gốc ghép, có thể chịu được độ mặn 6 - 10‰.
    Mô hình nuôi thỏ nâng cao thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống gia đình
    Sau nhiều lần gặp điệp khúc "được mùa mất giá" bởi trồng cây màu và nuôi cá, ông Thạch Dân, tên thường gọi ông Sáu, khóm 6, phường 9, thành phố Trà Vinh quyết định nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt. Đây là mô hình nuôi thỏ thương phẩm đầu tiên cho thu nhập khá tại địa phương, góp phần ổn định cuộc sống gia đình. Mô hình chăn nuôi này khá hiệu quả với khu chuồng trại kiên cố, mỗi dãy ông ngăn thành từng lồng, chia lồng thành từng ngăn để nuôi thỏ. Lồng nuôi thỏ được đặt trên các trụ cách mặt đất khoảng 70cm đến 01m. Mỗi chuồng nuôi đều có trang bị máng đựng thức ăn và dụng cụ uống nước sạch sẽ. Hàng ngày, gia đình ông thường vệ sinh chuồng trại, tạo độ thông thoáng, sạch sẽ giúp thỏ sinh trưởng và phát triển tốt. Ông Sáu cho biết: Sau khi tìm hiểu các mô hình chăn nuôi, ông nhận thấy nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt cần ít vốn. Bên cạnh đó, thỏ có đặc tính luôn sinh sản, ít bị nhiễm bệnh, ăn ít và không kén chọn thức ăn, có thể tận dụng các loại thức ăn sẵn có tại gia đình như: Rau lang, rau muống, thậm chí là nhiều loại cỏ dại mọc ở trong vườn, tinh bột chủ yếu là cám gạo, lại có giá trị kinh tế cao, là công việc phù hợp với những người lớn tuổi, có sức khỏe kém, không có điều kiện vận động. Do đó, năm 2019, ông Sáu quyết định dùng số tiền tiết kiệm của gia đình xây dựng khu chuồng trại nuôi thỏ trên diện tích đất xung quanh nhà. Thời gian đầu, ông Sáu cũng gặp rất nhiều khó khăn do chưa nắm vững được kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc phù hợp nên không ít lần thỏ phát triển kém, khả năng sinh sản không cao. Không nản chí, ông tiếp tục đi tham quan ở các huyện lân cận. Đồng thời, ông tham khảo thêm kinh nghiệm trên sách báo, trên mạng để xây dựng chuồng trại theo đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh. Từ đó, đàn thỏ của gia đình ông bắt đầu sinh trưởng ổn định và sinh sản tốt. Theo ông Sáu, kỹ thuật nuôi thỏ đòi hỏi nhiều khâu tỉ mỉ. Ngoài thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thỏ nuôi còn phải được tiêm phòng để hạn chế bệnh vặt. Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của mô hình là phải biết chăm sóc "vỗ béo" cho thỏ giống; biết phối giống cho thỏ cái và kỹ thuật nuôi con. Thông thường thỏ cái nuôi đến tháng thứ 06 sẽ bắt đầu được mang đi phối giống. Con cái được cho phối giống 02 lần, thời gian phối thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Từ lúc thỏ cái phối giống đến lúc đẻ khoảng 32 ngày, 01 năm thỏ có thể sinh sản từ 06 - 08 lứa, mỗi lứa từ 06 - 10 con. Thỏ giống đẻ chu kỳ từ 02 - 03 năm, sẽ thay con giống mới. Sau thời kỳ sinh sản, người nuôi phải chăm sóc cho thỏ ăn nhiều hơn để chúng lấy sữa nuôi con. Sau khi được nuôi khoảng 15 - 20 ngày, thỏ con được tách ra lồng nuôi riêng. Thời gian nuôi thỏ con từ lúc đẻ đến khi được xuất chuồng mất khoảng 03 tháng sẽ đạt trọng lượng 2,2 - 2,4 kg/con... Đến nay, qua hơn 05 năm chăn nuôi, đàn thỏ của gia đình ông Sáu đã phát triển hàng trăm con. Với giá bán như hiện nay, 80.000 đồng/kg thỏ thịt và 120.000 đồng/kg thỏ giống, thu nhập từ mô hình chăn nuôi thỏ đã giúp gia đình ông Sáu có cuộc sống khá ổn định. Thời gian tới, gia đình ông Sáu sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp chuồng trại nhằm đảm bảo nguồn cung tốt hơn cho thị trường, đồng thời sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân mình cho những ai muốn nuôi thỏ và đam mê với nghề thỏ. Đến nay, gia đình ông Sáu đã có một mô hình kinh tế với quy mô hợp lý. Chuồng trại chăn nuôi và cơ sở sản xuất của gia đình ông đã được cải tạo ngăn nắp và hợp vệ sinh. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, ông Sáu còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể của địa phương, được bà con nhân dân trong phường tin yêu và quý trọng. Ông Thạch Đara , Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hội cho biết: Thực hiện chuyên đề "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi", thời gian qua, trên địa bàn phường đã xuất hiện nhiều điển hình nông dân sản xuất giỏi với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo. Điển hình là mô hình nuôi thỏ của gia đình ông Trương Ngọc Rở. Với mô hình này đã giúp gia đình ông tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Thời gian tới, xã sẽ có kế hoạch cụ thể để tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi thỏ, tạo điều kiện để nông dân của xã phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng.
    Mô hình trồng mãng cầu xiêm tăng thu nhập
    Ông Trần Phú Vinh, ở khóm 10, phường 9, thành phố Trà Vinh cho biết: Gia đình ông có gần 5 ha trồng mãng cầu xiêm đang cho trái. Vùng đất phèn và bị ảnh hưởng mặn rất thích hợp loại mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát, cây phát triển rất mạnh nhờ chịu phèn mặn của gốc ghép, có thể chịu được độ mặn 6 - 10‰. Đây là loại cây tốt nhất trong nhóm cây ăn trái. Khoảng cách cây cách cây 6m, mật độ trung bình từ 70-80 gốc/công. Thông thường, mãng cầu xiêm trồng hơn 2 năm cho trái và cho trái 2 vụ/năm. Vụ thuận vào mùa nắng và vụ nghịch vào mùa mưa. Tuy nhiên, để mãng cầu tự thụ phấn sẽ cho trái rất ít. Do vậy, qua thời gian nghiên cứu, học hỏi, nông dân đã tìm ra bí quyết để thụ phấn nhân tạo cho mãng cầu ra trái nhiều và có trái quanh năm. Theo ông Vinh, bình quân mỗi công mãng cầu cho năng suất từ 4,5-5 tấn, hiện giá bán từ 14.000 – 16.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí còn lãi từ 40 - 42 triệu đồng/công/năm. Bên cạnh đó nông dân còn làm trà mãng cầu bán giá từ 450.000 – 500.000 đồng/kg, lá tươi mãng cầu bán giá 15.000 đồng/kg. Ông còn cho biết thêm, mãng cầu xiêm (hay còn gọi là mãng cầu gai) ra trái quanh năm, trung bình nặng khoảng 1 – 3 kg/trái. Loại cây này có thể trồng trên nhiều nền đất khác nhau như đất mặn, phèn, hạn, chua. Cây có sức đề kháng tốt, ít kén đất, năng suất và giá trị kinh tế cao. Mãng cầu xiêm khi chín có hương thơm dịu, vỏ xanh thịt trắng sáng và nhiều xơ. Khi ăn mãng cầu xiêm hơi dai, có vị chua ngọt hấp dẫn. Để bà con phát triển mô hình trồng mãng cầu xiêm ngày càng hiệu quả, UBND phường khuyến khích các hộ trồng mãng cầu xiêm và từng bước xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nguồn sản phẩm an toàn phục vụ cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập.
    Mô hình nuôi dúi thương phẩm
    Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, tại xã Phong Phú, huyện Trà Cú, anh Nguyễn Văn Chung, sinh năm 1984 đã nỗ lực vượt khó, sáng tạo, tìm cho mình hướng đi riêng trong phát triển kinh tế. Mô hình nuôi dúi của anh hiện đang mở ra nhiều triển vọng, thôi thúc cho thanh niên ở địa phương vươn lên khởi nghiệp.
    Trồng ớt Sừng đem lại hiệu quả kinh tế cao
    Chỉ trong khoảng thời gian 3 tháng tính từ lúc trồng, cây ớt bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi năm 3 đợt, bán ra thị trường với giá khoảng 30.000 đồng/1kg. Trừ chi phí giống vốn, phân bón, thu lãi khoảng 15.000.000 đồng/ năm
    Mô hình nuôi bò sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao tại ấp Sa Bình xã Long Đức
    Nuôi bò sinh sản là một trong những giải pháp hiệu quả để phát triển kinh tế vì bò dễ chăm sóc, ít bệnh, nguồn thức ăn đơn giản, phong phú và dễ thích nghi với môi trường. Đặc biệt là tình hình biến đổi khí hậu như hiện này. ● Gia đình của Kiên Thị Sarang tại Ấp Sa Bình, Xã Long Đức, TP. Trà Vinh. Đã có duyên với nghề nuôi bò khi một lần đi về thăm quê và gặp chú của anh đang nuôi bò. Qua sự chia sẽ của chú anh nhận thấy bò rất dễ chăm sóc và ít bệnh nên anh đã tìm hiểu thêm thông tin về thỏ qua internet, sách, bạn bè,... Chị đã bắt đầu thực hiện kế hoạch nuôi bò của mình từ những gì anh đã tìm hiểu và chú anh đã chia sẽ. - Đầu tiên chị làm chuồng và lựa chọn con giống thích hợp.Chị chọn những con bò cái: có sức khỏe tốt, tai khô, chân sạch sẽ, răng mọc bình thường,... - Khi đem bò về chị cho bò ở riêng biệt với nhau để hạn chế lây bệnh (nếu có).Chị chọn chế độ ăn uống và những loại thức ăn phù hợp cho bò như: cỏ, thức ăn cho bò, rơm,... Bên cạnh đó có những bệnh thường gặp ở bò như: lỡ mồm lông móng, viêm da nổi cục.... - Bò cái khi nuôi đến 1 năm tuổi trở lên có thể phối giống cho bò sinh sản. Bò cái mang thai trong khoảng 9 tháng 10 ngày sẽ sinh bê con, bò sinh sản 1 năm 1 lần, - bò con sau khi sinh: + Từ 1- 2 tháng tuổi sẽ sống hoàn toàn dựa vào sữa mẹ. + Từ 2 tháng tuổi trở lên bò tự biết ăn cỏ và tập ăn những thức ăn nhẹ dễ tiêu hóa. + Từ 3 tháng tuổi trở lên bò con có thể tách khỏi mẹ hoàn toàn. - Giá bò: + Bò cái giống: 13.0000.000đ - 15.000.000đ/kg. +Bò thịt: 190.000đ - 250.000đ/kg. => Do cơ duyên với nghề nuôi bò nên gia đình chị đã mang lại nguồn kinh tế ổn định cho gia đình khoảng 90.000.000đ/năm. Đồng thời chị còn chia sẽ cách nuôi bò cho những người thân bạn bè của mình để thực hiện mô hình nuôi bò đạt hiệu quả ổn định kinh tế gia đình.
    Mô hình nuôi cá Bống Tượng tại ấp Công Thiện Hùng Xã Long Đức
    Cá bống tượng là loài cá không quá xa lạ với chúng ta bởi mùi vị thơm ngon giàu giá trị dinh dưỡng đồng thời giá trị kinh tế của loài cá này khá cao. Hiện nay do nhu cầu đánh bắt ngoài tự nhiên quá lớn mà số lượng loài cá này giảm sút nghiêm trọng nên nhu cầu ươm giống để phục vụ nuôi trồng là rất lớn. Thấy được tiềm năng kinh tế từ cá bống tượng đem lại hộ ông Nguyễn Văn Buôl tại ấp Công Thiện Hùng đã tận dụng 300m2 diện tích mặt nước gần sông chú đã mạnh dạn mua 2000 cá bống tượng giống với giá mỗi con/30 ngàn/100g sau 11 tháng đã cho thu hoạch do là loài cá ăn tạp nên gia đình chú tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ như cá vụn của các ghe thuyền đánh bắt tại long trị, phế phẩm ở chợ, ốc bươu vàng ở ao hồ,.....Về bệnh tật thi loài cá này chủ yếu xuất hiện bệnh ba loại bệnh chính là kí sinh trùng, đốm đỏ, tuột nhớt xuất hiện khi hồ nuôi không thường xuyên thay nước, cần thường xuyên theo dõi hồ nuôi nếu cá mắc bệnh nhanh chống mua thuốc về điều trị. Trọng lượng thu hoạch mỗi con từ 0,5 đến 1kg, với giá thu mua dao động 300 ngàn đến 400 ngàn/ kg hộ của chú thu về 430 triệu sau khi trừ đi chi phí chú còn lời khoảng 230 triệu. Với chi phí đầu tư ban đầu là không hề thấp nhưng hiệu quả kinh tế từ cá bống đem lại là rất lớn hứa hẹn đây sẽ là mô hình hay để bà con tham khảo để chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.