Sinh kế

    Hà giang_ Đông hà _ vùi thị duyên
    Giới thiệu với các bạn nhé xã đông hà có mía xương gà rất đặc biệt nhà, Thời tiết ở đông hà rất biết chiều lòng người ,ấm áp quanh năm nên rất phù hợp trồng mía cây mía rất ngọt và giòn Hiện tại diện tích mía tại thôn sang phàng là 16ha, Mía xương gà của đông hà đã vươn cao và vươn xa Đã có mặt tại gian hàng trưng bầy của huyện Và rất vinh dự khi được bộ trưởng bộ nông nghiệp ghé thăm
    Mô hình Nuôi Gà
    Mô hình này cũng phù hợp với người chăn nuôi chưa có điều kiện đầu tư quy mô khép kín, quy mô lớn lại có thể cung cấp ra thị trường nguồn thực phẩm có chất lượng cao. Ưu điểm lớn nhất của mô hình nuôi gà thả vườn là tận dụng lợi thế đất đai, vườn đồi, với nguồn ánh sang tự nhiên luôn chan hòa giúp đàn gà khỏe mạnh.
    Mô hình nuôi gà thả vườn
    Hộ anh Thạch Sơn Chanh Đa, ngụ Khóm 6, Phường 8, TP Trà Vinh nắm bắt được nhu cầu của người dân về gà thịt chất lượng cao, đã quyết định nuôi gà ta thả vườn. Đây là một mô hình có rất nhiều ưu điểm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với diện tích sân nhà 100m2, anh dành một phần xây thành những chuồng nhỏ để gà trú ngụ. Khi gà được khoảng 40 ngày tuổi sẽ thả ra ngoài để chúng tự do kiếm ăn.Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi từ các mô hình chăn nuôi hiệu quả và từ lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia cầm, anh nhận thấy nuôi gà ta thả vườn rất dễ chăm sóc, ít dịch bệnh, đàn gà phát triển nhanh và đều. Từ 300 con gà ban đầu, thấy nuôi có hiệu quả, gia đình anh mua thêm 200 con nữa về nuôi.Theo anh, mô hình nuôi gà của gia đình anh mang lại hiệu quả kinh tế cao, lại không tốn nhiều công chăm sóc; thức ăn chủ yếu là cám, lúa, bắp, rau xanh, tiết kiệm được chi phí. Trong khi đó, vốn đầu tư chuồng trại nuôi gà thả vườn không cao, xung quanh nhà và khu chăn thả anh dùng các vật liệu như lưới, lưới nylon bao quanh chuồng trại và khu chăn thả, đảm bảo giữ nhiệt độ thích hợp thoáng mát cho đàn gà.Ngoài thức ăn chính là lúa, cám, anh còn bổ sung thêm các loại rau. Anh chia sẻ, để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi, điều kiện đầu tiên là phải cho đàn gà ăn sạch, ở sạch và phòng chống dịch bệnh thường xuyên, đặc biệt là giao thời giữa lứa cũ và lứa mới. Sau khi xuất bán phải vệ sinh kỹ chuồng trại, kiếm thêm rau xanh, chuối, các loại cây trong sân vườn để cung cấp thức ăn cho lứa gà mới nuôi…Thông thường, gà nuôi khoảng 4 đến 5 tháng là có thể bán ra thị trường, nếu chăm sóc cẩn thận gà có thể đạt trọng lượng bình quân trên 2,2kg/con. Hiện gà xuất chuồng anh bán khoảng 85 ngàn đồng đến 90.000 đồng/kg, những lúc cao điểm như lễ, tết giá tăng khoảng 95 đồng/kg và được thương lái đến đặt mua tại nhà.
    Mô hình trồng mít mã lai
    15.06.2023.hội viên Mai Thị Bích Huyền.trồng thứ 10 cây mít mã lai 3 năm cho trái năm đầu tiên .một cây cho 25 trái phát triển tốt sẽ nhơn rộng thêm
    Cây ổi bị chết cây làm nhà vườn lo ngại
    15.06.2023 hiện tại người dân trong xã Thới an hội nói chung người dân trong ấp xóm đồng 1 nói riêng.trong năm 2022 và 2023 . những cây ổi nữ hoàng rũ nhau cây chết gần rộ.không biết nguyên nhân gì.và hiện tại những cây còn lại cho trái bình thường.còn giá cả thì bắp bên người dân quan man không biết làm sao . tình hình chung của người dân trong ấp xóm đồng 1
    Mô hình xen canh lúa - màu
    Hiện nay, những vùng đất gò cao, đất giồng cát ven biển ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau vào mùa khô báo động khan hiếm nước ngọt, khô hạn và xâm ngập mặn. Giải pháp các tỉnh đang hướng đến là trồng luân canh trên nền đất lúa những giống cây trồng thích nghi, giảm lượng nước tưới phù hợp như các cây họ đậu, mè, rau màu. “Thời gian qua đã có nhiều diện tích lúa vụ 3 bị thiệt hại do khô hạn, xâm nhập mặn khiến cho nông dân “méo mặt”. Trong khi trồng màu như tụi tôi lại khỏe re”- lão nông Thạch Đen ở Vĩnh Trạch Đông, Bạc Liêu phấn khởi nói. Ông Đen cho biết, trồng màu có thời gian thu hoạch ngắn ngày hơn so với cây lúa, chính vì thế sẽ chủ động được nguồn nước tưới tiêu, tránh được tình trạng xâm nhập của nước mặn vào đồng ruộng Theo TS Nguyễn Công Thành (Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam), việc luân canh cây màu trên đất lúa còn góp phần cắt đứt nguồn lây lan của sâu bệnh trên lúa, cải tạo, bồi dưỡng đất, gia tăng năng suất cây lúa vụ sau, giảm sự cạnh tranh của cỏ dại và cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh. Ở những vùng có lũ thì giải pháp trồng màu để chạy lũ cũng được các địa phương khuyến khích nông dân trồng thay cho cây lúa vụ 3. Xã Phú Hữu, huyện An Phú, An Giang là địa phương nhiều năm nay có thế mạnh về cây bắp lai gieo trồng chạy lũ tháng 8, mỗi năm diện tích khoảng 1.500ha, kế đến là cây đậu phộng trên đất pha cát khoảng 200ha ven bờ kênh Bảy Xã, cây mè cũng được vài chục ha.
    Mô hình nuôi gà Ai Cập tại Khóm 7
    Phường 8, thành phố Trà Vinh là vùng ven, có diện tích khoản 360,11 ha. Trong đó, đất nông nghiệp hiện có khoản 40ha. Người nông dân sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt, làm thuê và một số hộ làm dịch vụ. Những năm qua công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được Đảng ủy, UBND quan tâm triển khai thực hiện. Trong đó có mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng. Đây là mô hình mới, đem lại thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn. Tiêu biểu có hộ chị Thạch Thị Phala, ngụ Khóm 7 Phường 8. Chị mạnh dạn đầu tư con giống gà Ai Cập siêu trứng, với số lượng 200 con gà mái giống. Sau 4 - 5 tháng nuôi gia đình chị thu được lứa trứng đầu tiên. Với giá bán 30000₫/chục (10 quả trứng) hàng ngày gia đình chị có thu nhập khoản 300.000₫/ngày. Sau khi trừ các khoản chi phí, chị còn lợi nhuận khoản 120.000₫₫/ngày. Đây là mô hình đem lại hiệu quả cho hộ nông dân.
    Mô hình trồng Bưởi da xanh đạt hiệu quả
    Bưởi da xanh là một loại trái cây đặc sản của Việt Nam. Đây là một loại trái cây rất được ưa chuộng của tất cả mọi người. Đặc biệt là các chị em phụ nữ. Ngoài hương vị thơm ngon, ngọt thanh và không chua thì công dụng của bưởi da xanh nói riêng và các loại bưởi nói chung cũng khiến loại bưởi này chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng.Vì bưởi da xanh được xếp vào nhóm nổi tiếng và có giá thành rất cao, bởi với hương vị thanh ngọt rất riêng biệt và màu sắc quả bắt mắt.Mô hình trồng bưởi da xanh mang lại năng suất hiệu quả đang ngày càng được bà con nông dân quan tâm. Hiện nay, hộ anh Nguyễn Duy Tân, Khóm 7, Phường 8 vươn lên khá giàu từ thu nhập từ vườn bưởi da xanh của mình.Trước kia với diện tích 500m2, anh chuyên trồng rau, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, năm 2019 anh bắt đầu trồng thử nghiệm 30 gốc bưởi da xanh, sau thời gian trồng thấy bưởi phát triển và cho trái rất say, từ đó anh bắt đầu nhân rộng cây bưởi da xanh trên toàn bộ diện tích đất, với 100 gốc.Theo anh Tân cây bưởi da xanh rất "chịu nước và cũng rất sợ nước" do đó khi trồng bưởi da xanh phải lên liếp, đắp mô cao, bên cạnh đó phải đào mương, để khi vào mùa mưa nước có thể rút nhanh không gây ngập úng. Vào mùa nắng bưởi có thể hút nước dưới mương để nuôi cây, giúp cây phát triển.Đặc biệt trong canh tác vườn bưởi, anh áp dụng kỹ thuật bón phân, phun thuốc hợp lý không để tồn dư lượng trong cây, nhất là ưu tiên bón phân hữu cơ, phun xịt thuốc vi sinh thay dần thuốc hóa học. Để cho cây tươi tốt, giảm chi phí anh còn đến các chợ thu gom phế phẩm thủy sản về ủ sau đó tưới vào gốc cây. Phân cá làm cho cây luôn xanh tươi, cho trái quanh năm và đạt năng suất cao.Trong cách bón phân, anh kết hợp sử dụng giữa hai loại phân hữu cơ và phân hóa học, vì theo anh nếu như sử dụng phân hóa học trong một thời gian dài, sẽ làm cho đất bị bạc màu, nóng làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây bưởi, do đó kết hợp bón với phân hữu cơ, phân chuồng để cải tạo đất, giúp cho cây phát triển bền vững. Anh Tân cho biết: " phân hữu cơ là chủ đạo, nhưng từng giai đoạn mình có thể bón bổ sung phân hóa học, cụ thể khi cây ra bông bón thêm phân Lân, giai đoạn nuôi trái bón thêm phân đạm, trái già cho trái ngọt thêm Kali".Với cách làm này, vườn bưởi của anh Tân phát triển và cho năng suất trái rất cao, mang về nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Riêng dịp các dịp Lễ, Tết nguyên đán anh bán được trên 2 tấn trái, thu nhập trên 50 triệu đồng.
    Hiệu quả kinh tế cao với mô hình trồng “chanh không hạt” thích ứng với biến đổi khí hậu
    Thực hiện chủ trương tái cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng với nhu cầu thị trường và thích nghi với thổ nhưỡng ở địa phương nên nhiều nông dân ở phường 9, thành phố Trà Vinh đã chuyển đổi diện tích trồng lúa, vườn tạp kém hiệu quả sang phát triển các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế. Điển hình là mô hình trồng chanh không hạt của gia đình ông Thạch On khóm 5 phường 9, thành phố Trà Vinh.
    Mô hình trồng Gừng mang lại hiệu quả kinh tế bền vững ấp Sa Bình xã Long Đức
    Mô Hình Trồng Gừng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Bền Vững Hiện nay tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân nhiều dịch bệnh phát sinh và diễn biến hết sức phức tạp trên các loại cây trồng vật nuôi đã và đang gây ra những tổn thất nhất định cho bà con nông dân ở tỉnh trà vinh nói chung và địa bàn xã Long Đức nói riêng, vì vậy việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp là ưu tiên hàng đầu cho bà con nông dân. Trong đó mô hình trồng gừng Phan Văn Mãi ở ấp Huệ sanh, Xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh đã cho thấy được sự thích ứng có hiệu quả kinh tế nhờ vào chi phí đầu tư thấp, đặc tính thích nghi tốt, sinh trưởng nhanh và thị trường tiêu thụ rộng lớn là mô hình rất thích hợp để đầu tư. Đặc gừng là loại cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, ít bệnh hại, chi phí chăm bón thấp. Chuẩn bị: gừng giống phải to và già, sạch bệnh, không thối. Sau khi ủ từ 1 đến 2 tuần cho nảy mầm tiến hành gieo trồng theo liếp, cây cách cây 30×30cm, hàng cách hàng 30×40cm. Trộn đất với phân chuồng hay rơm rạ, mùn bã hữu cơ đã ủ hoai mục. Chăm sóc: sau khi xuống giống tháng đầu tiên chúng ta cần chú ý đến một số sâu bệnh hại như: sâu cuốn lá, thối rễ, sùn đất,.....để phát hiện kịp thời và có hướng điều trị thích hợp đồng thời bón phân hữu cơ và một ít N-P-K giúp tăng năng suất cho cây trồng. Thu hoạch: từ 5 - 6 tháng gieo trồng đã cho thu hoạch với mỗi tép gừng giống nan đầu cho thu hoạch 1 - 2kg củ, giá thị trường dao động từ 30.000 - 40.000 ngàn/kg. Đặc biệt vào dịp cuối năm cuối năm do nhu cầu thị trường lớn có lúc gừng đạt đến giá 100.000 ngàn/ kg. Chỉ với 40kg gừng giống (50.000/ kg) ban đầu đã cho thu hoạch 1,2 tấn/ 1000m2 trừ đi chi phí giống và phân, thuốc thì lợi nhuận thu về từ 20.0000 - 23.0000 triệu/ 1000m2. Như vậy với chi phí đầu tư ban đầu thấp, tận dụng được nguồn phân chuồng, rơm rạ ủ hoai mục có sẵn làm phân bón thì đây sẽ là mô hình kinh tế bền vững cho bà con nông dân trên địa bàn học hỏi và nhân rộng góp phần gia tăng thu nhập cải thiện đời sống.