Sinh kế

    Chanh chùm tàu bông tím cây trồng nâng cao thu nhập cho bà con nông dân tại ấp Kinh Lớn, Xã Long Đức, TP Trà Vinh
    Bên cạnh các giống chanh phổ biến hiện nay như chanh không hạt, chanh núm, chanh bông tím…hiện nay đã bị già hóa và xuất hiện các bệnh vàng lá, thối rể. Hiện nay tại ấp Kinh Lớn Xã Long Đức anh Nguyễn Thanh Phong đã thành công trong việc đưa và nhân rộng giống chanh Chùm tàu bông tím về trồng tại địa phương, anh cho biết năng suất và giá trị cao gấp 3-4 lần so với giống chanh truyền thống đang trồng tại địa phương. Anh Nguyễn Thanh Phong chia sẻ: bản thân thường xuyên đi nhiều nơi tại nhiều địa phương để tìm giống cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương, sau chuyến đi nhà người quen tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long thấy được hiệu quả kinh tế mà cây chanh đem lại, đây là cây dễ trồng và thời gian thu hoạch ngắn; trái to, cho năng suất vượt trội so với nhiều giống chanh khác; đặc biệt thích nghi tốt với vùng đất mới. Chanh Chùm tàu bông tím (thế hệ mới) được các nhà vườn đánh giá là cây trồng cho năng suất rất cao và thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước. Sau khi đưa về trồng trên diện tích 5000m2 với khoảng 500 gốc được hơn 01 năm tuổi đã cho năng suất bình quân 45-50 kg/cây. Về kỹ thuật chăm sóc cây anh chia sẻ: Khoảng cách trồng thích hợp từ 3x3m, hố trồng rộng từ 60 – 80 cm độ sâu tùy theo điều kiện của đất, lấy đất mặt liếp hoặc đất mương đã khô băm nhỏ rồi trộn hỗn hợp phân chuồng ủ mục, tro trấu và phân lân, một ít thuốc trừ sâu rệp sáp và tuyến trùng rễ, rồi đắp thành mô cao 5 tấc và rộng 5 tấc vuông. Sau khi trồng chúng ta cấm cây cọc kèm theo để giữ cho cây thẳng đứng không bị đổ ngã giúp cây phát triển tốt, tưới nước đều đặn 2 lần/ ngày đồng thời tủ gốc giữ ẩm đặc biệt vào mùa khô. Khi cây chanh cao tầm 1m phải tiến hành cắt tỉa tạo tán, cắt bỏ những cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, những cành nhỏ, khô, cành vượt để tạo độ thông thoáng cho cây, hạn chế sâu bệnh. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sẽ gặp các loại côn trùng gây hại như: Bọ xít, rầy, rệp, sâu vẽ bùa, nhện trắng; sâu đục thân, đục cành,…. Một số bệnh hại như: bệnh đốm đen, loét, ghẻ, đốm trắng,… Với các giống chanh truyền thống hiện nay có giá khoảng 4.000-5.000 đồng/kg (mùa mưa) và 22.000-25.000 đồng/kg (mùa nghịch), nhưng giá chanh Chùm tàu bông tím luôn đứng ở mức 10.000-30.000 đồng/kg. Ưu điểm của giống chanh Chùm tàu là do cây được lai tạo từ F1 nên có sức sống tốt và ổn định được các đặc điểm của giống chanh bông tím truyền thống (mùi thơm, thịt chanh trắng trong…). Hiện nay nhu cầu thị trường đang tiêu thụ chanh Chùm tàu bông tím đang phát triển; nhà vườn Nguyễn Thanh Phong còn chiết nhánh bán cho các nhà vườn trong và ngoài xã. Anh cho biết: Với năng suất trái đối với cây chanh dưới 02 năm tuổi đạt khoảng 04-4,5 tấn/1.000m2 (100 cây/1.000m2), khi cây từ 02 năm tuổi trở lên cho năng suất ổn định 07-08 tấn trái. Với hiệu quả của cây chanh Chùm tàu mang lại, nên nhiều nhà vườn đã đến đặt mua nhánh, trong năm nay anh đã cung cấp ra ngoài hơn 5.000 nhánh chanh giống. Từ hiệu quả của cây chanh Chùm tàu bông tím, gia đình tiếp tục trồng mở rộng thêm và dự kiến sẽ cung cấp giống cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho bà con tại địa phương nhân rộng mô hình sản xuất chuyển đổi đất sản xuất kém hiệu quả góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.
    Phát huy hiệu quả các mô hình sinh kế hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo
    Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh cùng các cấp Hội cơ sở đã triển khai hiệu quả các phong trào, mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, chăm lo hỗ trợ sinh kế giúp hội viên. Đặc biệt, từ đầu năm 2022, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cấp Hội xây dựng mô hình hỗ trợ sinh kế giúp phụ nữ phát triển kinh tế, giúp gia đình hội viên có điều kiện vươn lên, thoát nghèo bền vững.
    Nuôi thủy sản trong vèo, bể xi măng, tạo sinh kế cho hộ nghèo
    Những năm gần đây, được sự hỗ trợ của tổ chức Bánh mỳ cho thế giới (BfdW) và tổ chức ActionAid Việt Nam (AFV), Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển thành phố Trà Vinh hỗ trợ 21 hộ nghèo, hộ Khmer ở Phường 8, Phường 9 và xã Long Đức thực hiện mô hình nuôi thủy sản.
    Phường 7, thành phố Trà Vinh xây dựng mô hình nông nghiệp đô thị
    Gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp Phường 7, thành phố Trà Vinh (TPTV) đang phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị, bước đầu mang lại hiệu quả.
    Ứng dụng khoa học, công nghệ cao trong nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu
    Tình hình biến đổi khí hậu hiện nay ngày càng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Vì thế, việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật, khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp đem lại nhiều lợi ích, tăng năng suất và sản lượng và chất lượng.
    Mô hình trồng cà tím
    Khóm 7, Phường 8 là vùng ven thành phố Trà Vinh, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt, điển hình có hộ ông Thạch Dên nông Khóm 7, Phường 8 đầu tư trồng giống cà tím.Đây là loại cây thực phẩm cho năng suất cao và rất mau được thu hoạch. Trồng cà tím không khó, dễ trồng hơn so với các lại rau màu khác bởi cây cà tím có đặc tính chịu đựng và sống được ở những vùng đất kém dinh dưỡng mà vẫn cho năng suất cao. Trồng cà không cần nhiều công chăm bón nhưng vốn là cây ưa ẩm nên trồng cà thường cực công tưới tiêu hàng ngày mới cung cấp đủ lượng nước cho cây phát triển và đậu trái.Thời gian cho trái lứa đầu tiên khoản 2 tháng kể từ ngày gieo hạt giống. Với kỹ thuật trồng đơn giản dễ thực hiện. Mùa mưa trồng cây cách cây khoản 50cm x 50cm, một công trồng khoảng 300 cây. Với đặc tính cây thích nghi với nhiều loại đất, ít sâu bệnh, thời gian thử hoạch kéo dài 4 đến 5 tháng, năng xuất bình quân từ 30 đến 40 tấn 1ha, khoảng 3 tấn/công. Với giá bán từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí vật tư, công chăm sóc, hộ anh Thạch Dên ở Khóm 7, Phường 8 lợi nhuận trên 15 triệu đồng. Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ trồng trọt trên địa bàn.
    MÔ HÌNH NUÔI DÊ MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ
    MÔ HÌNH NUÔI DÊ MANG LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO Trong thời gian qua việc chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện và được bà con nông dân ủng hộ, nhằm thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay và phù hợp với quy hoạch ở địa phương. Trong số hộ chuyển đổi giống vật nuôi tiêu biểu nhất là hộ ông Lâm Hiểu ở ấp Bồ Đề với mô hình nuôi dê sinh sản và dê thịt. Khi mới khởi nghiệp với mô hình, gia đình tôi chỉ có 7 con dê. Trong những ngày đầu chuyển sang nuôi dê, cũng gặp không ít khó khăn vì phải tính toán làm thế nào để đàn dê phát triển tốt và có đầu ra ổn định. Nhưng với sự quyết tâm của ông Hiểu nên những trở ngại ban đầu rồi cũng trôi qua. Kết quả qua vài năm tích cực chăm sóc, đàn dê của gia đình cũng tăng lên đến 20 con. Qua tìm hiểu được biết, nuôi dê nhốt chuồng khá nhàn nên người nuôi vẫn có thời gian làm việc khác; hơn nữa dê sinh sản nhanh, khả năng thu hồi vốn chỉ trong thời gian ngắn. Chuồng trại nuôi dê được làm đơn giản, với diện tích khoảng 40m2/chuồng; vật dụng chủ yếu là gỗ tạp, mái lợp lá hoặc tol. Điều đặc biệt là chuồng dê làm phải cao ráo, cách 1 mét so với mặt đất và làm theo kiểu chuồng sàn. Các thanh gỗ lát sàn có khe hở để bảo đảm phân và nước thải lọt xuống. Đối với dê sinh sản, phải bám sát chu kỳ và lập sổ ghi chép kỹ lưỡng quá trình phối giống cũng như sinh sản của đàn dê. Cũng theo ông Hiểu, lợi thế lớn nhất khi nuôi dê là tận dụng được thức ăn có sẵn trong vườn nhà. Vì dê là loài ăn tạp nên mình có thể không tốn nhiều chi phí để mua thức ăn mà chỉ tốn công cắt cỏ và sắt nhỏ thân cây chuối để cho dê ăn. Về đầu ra của con dê hiện nay, thị trường tiêu thụ dê thịt khá “rộng cửa” khi có nhiều thương lái đến gia đình để tìm mua dê tận chuồng. Theo đó, dê xuất chuồng có trọng lượng từ 25 đến 40kg/con, bán với giá từ 90.000 - 110.000 đồng/kg. Ngoài nuôi dê thịt, gia đình tôi còn cung cấp ra thị trường dê giống cho bà con trong và ngoài huyện,... Dê giống được nuôi khoảng 6 tháng tuổi là có thể xuất bán với giá 3 triệu đồng/con”. Với cách làm hiệu quả nêu trên, mỗi năm gia đình ông Hiểu xuất chuồng khoảng 15 con dê các loại, thu về trên 80 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 60 triệu đồng. Ngoài chăn nuôi dê, gia đình ông Hiểu còn kết hợp nuôi thỏ và trồng cây ăn trái. Việc nuôi dê, nuôi thỏ giúp gia đình ông tận dụng được nguồn phân để bón cho vườn cây xanh tốt, giúp tăng thêm thu nhập gia đình khá giả hơn.
    Hà giang mô hình nuôi gà hmong xương đen bạn địa
    Gà hmong xương đen làm giống gà quý hiếm được người H'mông trên các huyện vùng cao của tỉnh Hà giang nuôi dưỡng chủ yếu làm để phục vụ cho gia đình Đây làm loại gà quý hiếm mà hiện nay được thị trường săm mua với giá khá cao. Gà chuẩn ngon thịt phải nuôi từ 10 tháng đến 1 năm trở lên. Giống gà này hiện nay đang bán Giao động từ 180 - 200 ngàn đồng/ kg đây làm giống gà thả đồi tự do nên chất lượng thịt rất ngon đặt biệt làm người ta dùng con gà này hầm các loại thuốc Nam cho những người bí ốm sau khi phụt hồi sức khỏe để tận bộ cho cơ thể nên gà này đen lại Kinh tế khá cao bà con, kỹ thuật chăm nuôi gà hmong xương đen này đơn giản hơn so với giống gà khác vì đều kiện khí hậu ở vùng cao phù hợp với giống gà thả vườn này..... mọi người ai có nhu cầu mua con giống thì liên hệ mình qua sđt 0989421480
    Hà giang_ Đông hà _ vùi thị duyên
    Giới thiệu với các bạn nhé xã đông hà có mía xương gà rất đặc biệt nhà, Thời tiết ở đông hà rất biết chiều lòng người ,ấm áp quanh năm nên rất phù hợp trồng mía cây mía rất ngọt và giòn Hiện tại diện tích mía tại thôn sang phàng là 16ha, Mía xương gà của đông hà đã vươn cao và vươn xa Đã có mặt tại gian hàng trưng bầy của huyện Và rất vinh dự khi được bộ trưởng bộ nông nghiệp ghé thăm
    Mô hình Nuôi Gà
    Mô hình này cũng phù hợp với người chăn nuôi chưa có điều kiện đầu tư quy mô khép kín, quy mô lớn lại có thể cung cấp ra thị trường nguồn thực phẩm có chất lượng cao. Ưu điểm lớn nhất của mô hình nuôi gà thả vườn là tận dụng lợi thế đất đai, vườn đồi, với nguồn ánh sang tự nhiên luôn chan hòa giúp đàn gà khỏe mạnh.