Cảnh báo sớm

    Xâm nhập mặn tại Nam Bộ dự báo sẽ nghiêm trọng trong mùa khô 2023-2024
    Phát biểu tại "Hội nghị nhận định mưa, lũ nửa cuối năm 2023, El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô năm 2023-2024 khu vực Nam Bộ", Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn Lê Hồng Phong cho biết, khu vực Nam Bộ được nhận định là nơi có thời tiết ôn hòa nhất trên cả nước, nhưng hiện nay cũng đang phải đối mặt với những thách thức và chịu tổn thương từ nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt như: hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng, triều cường gây ngập lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng gia tăng cả về cường độ và phạm vi ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất của người dân. Dự báo độ mặn tại các sông trong mùa khô 2023-2024 ở mức cao, hầu hết đều ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Vì vậy, người nông dân cần có biện pháp tích trữ, sử dụng hợp lý nguồn nước ngọt và bố trí mùa vụ hợp lý. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo xâm nhập mặn để có các biện pháp phòng, chống hạn mặn phù hợp.
    Tin cảnh báo dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên khu vực nam bộ
    Hiện trạng trong 03 giờ qua: Qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết, định vị sét cho thấy mây dông đã và đang phát triển, gây mưa rào, có nơi kèm dông, sét tại các tỉnh: Hậu Giang (Vị Thủy, Châu Thành A, Phụng Hiệp), Kiên Giang (Giồng Riềng, Hòn Đất), Vĩnh Long (Trà Ôn), Bến Tre (Mỏ Cày Bắc, Thành phố Bến Tre, Châu Thành), An Giang (Thoại Sơn, Châu Thành, Chợ Mới), Long An (Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước, Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Huệ, Đức Hòa), Bà Rịa - Vũng Tàu (Thị xã Phú Mỹ), Đồng Tháp (Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng), Thành phố Hồ Chí Minh (Bình Chánh), Bình Dương (Dĩ An, Dầu Tiếng, Phú Giáo), Tây Ninh (Trảng Bàng, Bến Cầu, Gò Dầu, Châu Thành, Thị xã Hòa Thành, Dương Minh Châu, Thành phố Tây Ninh, Tân Biên, Tân Châu), Đồng Nai (Trảng Bom, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú), Bình Phước (Đồng Phú, Hớn Quản, Thị xã Chơn Thành, Thị xã Bình Long, Bù Đăng, Huyện Lộc Ninh,Phú Riềng, Thị xã Phước Long, Bù Gia Mập, Bù Đốp). Cảnh báo khả năng xuất hiện: Trong khoảng từ 0-3 giờ tới, mây dông sẽ tiếp tục phát triển và gây ra mưa rào, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to và kèm theo dông, sét cho các khu vực kể trên. Sau đó, mây dông có khả năng mở rộng và di chuyển sang gây mưa cho các tỉnh lân cận. Lượng mưa phổ biến từ 5-15mm, có nơi trên 20mm, trong cơn dông đề phòng lốc, sét, gió giật mạnh cấp 5-7 (8-17m/s).
    Thời tiết tại Trà Vinh trong ngày 16/8/2023
    Thời tiết vào ngày 16/8/2023 Có mây, chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, ngày nắng. Gió Tây Nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24 - 27 độ. Nhiệt độ cao nhất từ: 31 - 34 độ, có nơi trên 34 độ.
    Dự báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển
    Hiện trạng đã qua: Ở trạm đảo Phú Quý có gió Tây Nam mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; Song Tử Tây và Huyền Trân có gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8-9. Trong 24h tới, Ngày và đêm 28/7, tại Vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), có gió Cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Cảnh báo : Ngày và đêm 29/7, vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 3,0-5,0m.
    SẠT lở đất
    Do tình hình mưa lớn kéo dài trong tháng 7 tình hình sạc lở các tuyến lộ đal gần mé sông hiện nay củng nhiều, cụ thể là vào ngày 22/7/2023 đã xuất hiện các vết nức dài và lở thêm gần sát lộ đal khúc nhà ông Huỳnh Ngọc Hai thuộc ấp Phú Tây, xã An Mỹ chiều dài 7m, chiều ngang 2,5m, Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp sử lý và cũng cố kịp thời để đảm bảo an toàn cho người dân và để thuận tiện cho bà con đi lại.
    SẠT LỞ ĐOẠN ĐƯỜNG ĐAL
    Vào Ngày 18/7/2023, trên địa bàn ấp Phụng An, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng xảy ra sạt lở đất ngay tuyến lộ đal nhà ông Bồi thuộc ấp Phụng An, xã An Mỹ. Chiều dài đoạn sạt lở là 10m chiều ngang 3,5m. Đoạn sạt lở xảy ra làm ảnh hưởng đến sự đi lại của người dân sinh sống trên tuyến đường ấp Phụng An. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp sử lý và cũng cố kịp thời để đảm bảo an toàn cho người dân và để thuận tiện cho bà con lưu thông hàng hóa thuận tiện.
    Sạt lở đất
    Vào Ngày 19/7/2023, trên địa bàn ấp Phụng An, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng xảy ra sạt lở đất ngay tuyến lộ đal nhà ông 6 Lễ thuộc ấp Phụng An, xã An Mỹ. Chiều dài đoạn sạt lở là 12m chiều ngang 3m. Đoạn sạt lở xảy ra làm ảnh hưởng đến sự đi lại của người dân sinh sống trên tuyến đường ấp Phụng An. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp sử lý và cũng cố kịp thời để đảm bảo an toàn cho người dân và để thuận tiện cho bà con lưu thông hàng hóa thuận tiện.
    SẠT LỞ TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
    Vào Ngày 01/7/2023, trên địa bàn ấp Ba, xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng xảy ra sạt lở đất ngay nhà của ông 7 Trợ. Chiều dài đoạn sạt lở là 10m chiều ngang 2m . Đoạn sạt lở xảy ra làm ảnh hưởng đến sự đi lại của người dân sinh sống trên tuyến đường ấp Ba đặc biệt là con em học sinh trường mẫu giáo. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp sử lý và cũng cố kịp thời để đảm bảo an toàn cho người dân và để thuận tiện cho con em học sinh đi học vào đầu năm tới.
    Chủ động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
    Do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống người dân. Vì vậy, việc chủ động thực hiện tốt các phương án phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) có ý nghĩa quan trọng, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Theo dự báo, mùa mưa năm 2023 đến sớm hơn trung bình nhiều năm, bắt đầu vào khoảng cuối tháng 4. Thời kỳ chuyển mùa từ giữa tháng 5, đây là giai đoạn có thể xảy ra mưa lớn cục bộ, dông, lốc, sét, sạt lở xuất hiện nhiều với cường độ mạnh. Dự báo năm 2023, sẽ có từ 11 - 13 cơn bão trên Biển Đông, trong đó, có 05 - 07 cơn ảnh hưởng đến đất liền. Bão hoạt động nhiều hơn trên Biển Đông từ tháng 8 - 10/2023 và giảm dần từ tháng 11. Đồng thời, những tháng đầu năm, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật trên các vùng miền. Cả nước xảy ra 21/22 loại hình thiên tai (trừ sóng thần) trong đó, có 1.072 trận thiên tai đã được thống kê. Trà Vinh có bờ biển dài 65km, thuộc khu vực tiếp giáp của 02 vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ; có 05 đơn vị hành chính cấp huyện giáp biển, có 06 xã, thị trấn được công nhận là xã đảo, hàng năm đều bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. Theo đồng chí Trần Trường Giang, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Trà Vinh, năm 2023, để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tích cực thông tin tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến (nhất là bão, mưa lớn, triều cường, sạt lở) bằng nhiều hình thức, bảo đảm thông tin về thiên tai đến được người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng.
    Nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai
    Ngày 20/5/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 535/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (Đề án). Mục tiêu của Đề án là nâng cao hiểu biết và kỹ năng ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho cộng đồng; tăng cường tính chuyên nghiệp cho lực lượng chuyên trách và tính chủ động cho lực lượng tại chỗ; từng bước nâng cao hiệu quả ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu tổn thất về người và vật chất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh. Đến năm 2030 hoàn thành 40% nội dung Đề án; đến năm 2045 hoàn thành Đề án. Trên hình là Cán bộ, chiến sĩ Bộ CHQS tỉnh tăng cường lực lượng hỗ trợ ấp Long Trị, xã Long Đức khắc phục sạt lở đê do triều cường dâng cao (ngày 25/01/2023).