Sinh kế

    Hiệu quả kinh tế cao với mô hình trồng “chanh không hạt” thích ứng với biến đổi khí hậu
    Thực hiện chủ trương tái cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng với nhu cầu thị trường và thích nghi với thổ nhưỡng ở địa phương nên nhiều nông dân ở phường 9, thành phố Trà Vinh đã chuyển đổi diện tích trồng lúa, vườn tạp kém hiệu quả sang phát triển các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế. Điển hình là mô hình trồng chanh không hạt của gia đình ông Thạch On khóm 5 phường 9, thành phố Trà Vinh.
    Mô hình trồng Gừng mang lại hiệu quả kinh tế bền vững ấp Sa Bình xã Long Đức
    Mô Hình Trồng Gừng Cho Hiệu Quả Kinh Tế Bền Vững Hiện nay tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất của bà con nông dân nhiều dịch bệnh phát sinh và diễn biến hết sức phức tạp trên các loại cây trồng vật nuôi đã và đang gây ra những tổn thất nhất định cho bà con nông dân ở tỉnh trà vinh nói chung và địa bàn xã Long Đức nói riêng, vì vậy việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp là ưu tiên hàng đầu cho bà con nông dân. Trong đó mô hình trồng gừng Phan Văn Mãi ở ấp Huệ sanh, Xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh đã cho thấy được sự thích ứng có hiệu quả kinh tế nhờ vào chi phí đầu tư thấp, đặc tính thích nghi tốt, sinh trưởng nhanh và thị trường tiêu thụ rộng lớn là mô hình rất thích hợp để đầu tư. Đặc gừng là loại cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, ít bệnh hại, chi phí chăm bón thấp. Chuẩn bị: gừng giống phải to và già, sạch bệnh, không thối. Sau khi ủ từ 1 đến 2 tuần cho nảy mầm tiến hành gieo trồng theo liếp, cây cách cây 30×30cm, hàng cách hàng 30×40cm. Trộn đất với phân chuồng hay rơm rạ, mùn bã hữu cơ đã ủ hoai mục. Chăm sóc: sau khi xuống giống tháng đầu tiên chúng ta cần chú ý đến một số sâu bệnh hại như: sâu cuốn lá, thối rễ, sùn đất,.....để phát hiện kịp thời và có hướng điều trị thích hợp đồng thời bón phân hữu cơ và một ít N-P-K giúp tăng năng suất cho cây trồng. Thu hoạch: từ 5 - 6 tháng gieo trồng đã cho thu hoạch với mỗi tép gừng giống nan đầu cho thu hoạch 1 - 2kg củ, giá thị trường dao động từ 30.000 - 40.000 ngàn/kg. Đặc biệt vào dịp cuối năm cuối năm do nhu cầu thị trường lớn có lúc gừng đạt đến giá 100.000 ngàn/ kg. Chỉ với 40kg gừng giống (50.000/ kg) ban đầu đã cho thu hoạch 1,2 tấn/ 1000m2 trừ đi chi phí giống và phân, thuốc thì lợi nhuận thu về từ 20.0000 - 23.0000 triệu/ 1000m2. Như vậy với chi phí đầu tư ban đầu thấp, tận dụng được nguồn phân chuồng, rơm rạ ủ hoai mục có sẵn làm phân bón thì đây sẽ là mô hình kinh tế bền vững cho bà con nông dân trên địa bàn học hỏi và nhân rộng góp phần gia tăng thu nhập cải thiện đời sống.
    Mô hình vườn ao chuồng trồng cây nuôi cá tai tượng kết hợp nuôi gà chuồng sàn ở nông thôn
    Đầu năm 2020 hộ ông Trần Văn Giỏi. địa chỉ :ấp Long Trị _xã Long Đức _Thành phố Trà Vinh_Tỉnh Trà Vinh. Số điện thoại liên hệ:0386 403 909 đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình trồng dừa nuôi cá tai tượng hoặc các loại cá khác kết hợp với nuôi gà trên ao ,chọn vị trí xây dựng mô hình những điểm cần lưu ý: để chọn vị trí xây dựng mô hình nuôi kết hợp cá gà được xác định như sau chọn ao nuôi có diện tích tối thiểu từ 500 đến 1.000 m² Nếu diện tích ao nước là 1.000 m2 thì diện tích chuồng sàn là 500m2 để đảm bảo sự thông thoáng ánh sáng quang hợp tốt nhất cho gà và cá,ao phải gần khu vực sông hồ kênh rạch kết hợp đặt ống bọng khơi nước nhưng phải bảo đảm việc nước ra vô hàng ngày Để tiện việc xử lý nguồn nước ra vô để trao đổi lượng nước trong ao từ 30 đến 40% để đảm bảo nước trong ao không bị ô nhiễm đồng thời ổn định nguồn nước chính trong ao cho cá tỷ lệ chiếm 60% để cá ổn định không bị sốc nước kết hợp trồng rau muống dưới ao hoặc thả mèo khi thả cá nuôi ngoài ra nguồn nước trong ao không ô nhiễm giúp cá khỏe mạnh phát triển mau lớn xây dựng chuồng và ao trong hệ thống nuôi kết hợp vật liệu làm chuồng nếu đầu tư nuôi lâu dài từ 15 đến 20 năm thì ta sử dụng chất liệu như sau trụ cột bê tông , sắt hộp, lưới,cây tuổi thọ cao lưới nhựa lót sàn mắt cáo là lỗ tròn 2,5 phân để đảm bảo phân gà sau khi đi lọt xuống mặt ao99% không tồn động trên bức sàn nếu đầu tư nuôi từ 3 đến 5 năm thì ta sử dụng chất liệu như sau trụ cột cây tạp như cây thanh diệp, cây tre, cây tràm, lá ở thôn quê kết hợp lưới nhựa mắt cáo lỗ 2,5 phân lót sàn để đảm bảo phân gà sau khi đi lọt xuống mặc áo từ 80 đến 95% hệ thống chuồng và ao cho mô hình nuôi kết hợp cá tai tượng _gà nhìn chung có thể được thực hiện tương tự như mô hình nuôi cá _vịt điểm khác biệt giữa hai Mô hình là phần sân thoáng rộng tạo điều kiện ánh sáng nắng 50% và độ mát mẻ 50%, cho gà hoạt động và cá quang hợp ánh sáng nắng Trao đổi Oxy để phát triển tốt nhất đồng thời sàn chuồng phải có đủ độ cao cách mặt nước ao Từ 1,5 đến 1,8 m để bảo vệ sức khỏe gà không bị lạnh kết hợp đèn ống đèn chiếu sáng cho gà ăn đêm thông thường chuồng gà được xây theo quy cách 30 con trên mét vuông khi gà còn nhỏ và 10 con/m2 Đối với gà lớn Tuy nhiên nếu chuồng gà xây cho tao thì mặc đồ gà thả thường nhỏ hơn mật độ trên để quản lý lượng phân thả vào hàng ngày nuôi gà ở nông thôn ta có thể đùi gà đá gia công cho chạy hoặc gà công nghiệp gà lấy trứng Nếu nuôi gà đẻ thì thì gà bắt đầu cho Tuấn ở tháng thứ sáu bảy gà đẻ kéo dài khoảng một năm đường trứng khoảng 200 đến 260 trứng trên con gà mái đẻ tùy thuộc vào loài gà và chăm sóc Quản lý chung Nếu gà nuôi thịt lớn rất nhanh khoảng 12 đến 15 tuần là có thể xuất chuồng với trọng lượng khoảng 1 kg rưỡi một con thức ăn cho gà trong mô hình nuôi gà cá kết hợp thường là thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm cao thức ăn đậm đặc được trộn với tấm và bột bắp thức ăn cung cấp đủ nhu cầu của gà hoặc cho ăn hai lần trên ngày . Thì để xây dựng mô hình trồng dừa ở nông thôn hiện nay thì đa số mọi người dân chọn cây giống hai cái thường là những loại cây trái có đít nhọn và trồng với khoảng cách mỗi cây là 5 m²/cây và nên chọn trồng nơi có khoảng cách và có thể xem trướcồng với các loại cây ngắn hạn như cây cam ,cây bưởi ,cây chuối để kiếm thêm thu nhập cây dừa trồng từ 4 năm bắt đầu cho trái chín từ năm Thứ năm trở lên sẽ cho trái hiệu quả cao ước tính một cây dừa có thể cho trái khoảng120trái / năm với điều kiện lớn phân hữu cơ, vô cơ ,hóa học để bổ sung thêm cho cây biện pháp kỹ thuật nuôi cá trong hình cá và gà hoạt động cải tạo ao đây là bước rất quan trọng thực hiện tốt và hoàn chỉnh các yêu cầu kỹ thuật của nội dung này sẽ góp phần mang lại cao rất tốt cho mô hình nuôi,các bước chuẩn bị gồm :dọn dẹp tất cả các cây cỏ thủy sinh ở bên trong hồ như xung quanh ao nuôi các nước ao nuôi gì hết địch hại rắn cá dữ bón vôi xe theo tỉ lệ 10 _15 kg trên 100 m2 với khối ao 3 đến 5 ngày trước khi thả cá nuôi 2 đến 3 ngày lấy nước vào qua lưới lọc bao nhiêu tiền ở mức nước 2 đến 2,5 m số lượng cá phản đôi số lượng cá thả ở mô hình nuôi cá gà tùy thuộc vào số lượng gà thả nuôi và diện tích mặt nước có hệ thống thực tiễn nghiên cứu và sản xuất cho thấy bảng số lượng gà thả nuôi sẽ cung cấp đủ lượng phân có thể làm thức ăn trực tiếp cho cá mật độ gà thả nuôi cá tai tượng là 2.000 con /1.000 m2 trên mặt nước ao hỗn hợp các loại cá thả nuôi trong mô hình bên cạnh loài cá tai tượng được khuyến cáo là đối tượng nuôi chính trong mô hình với a thức nuôi ghép với các loại cá khác như các cá rô phi, cá chép để kết hợp từng loại cá ăn ở các tầng nước khác nhau vi sinh vật khác nhau mang lại hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi đồng thời chống như các tạp chất ô nhiễm nguồn nước thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi có thể đến cửa hàng thú y để được hướng dẫn thức ăn công nghiệp phù hợp cho từng loại cá hay loại hỗn hợp và thức ăn tự chế biến từ các bộ phận nông nghiệp như Cám ruốc và Vitamin được bổ sung ngày 2 lần với khẩu phần từ 3 đến 5% so với trọng lượng cá thể nuôi đồng thời lượng thức ăn này cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng của cá nuôi trong mô hình sau mỗi tháng kiểm tra thức ăn bổ sung thay cho phân gà có thể tỉ lệ từ 40 đến 50% so với nuôi công nghiệp cho ăn 100% mà không có phân gà chăm sóc và quản lý mô hình hoạt động chăm sóc và quản lý mô hình nuôi cá tai tượng _gà kết hợp cũng giống như mô hình nuôi kết hợp cá _vịt nuôi thịt .Tuy nhiên do chất lượng dinh dưỡng ở chất thải gà cao nên dễ làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất thả nuôi người nuôi cần có kế hoạch chăm sóc mỗi ngày để kịp thời phát hiện những biểu hiện xấu như cá nổi đầu kéo dài do thiếu oxy cá bệnh xuất hiện trong mô hình để có giải pháp kỹ thuật xử lý thích hợp đảm bảo hiệu quả các mô hình cần liên hệ cửa hàng thú y để được hỗ trợ kỹ thuật cũng như thuốc cho vật nuôi .Vậy với giá bán hiện nay 50.000 đồng/chục với số lượng 40 cây dừa trong 1.000 m2 sẽ cho hộ anh thu nhập là 1.400.000₫ /tháng và 12 tháng là sẽ thu hoạch được 24 triệu đồng trên năm thu hoạch từ cá tai tượng nuôi trong hệ thống có thể được thu hoạch sau 18 -20 tháng nuôi trọng lượng đạt từ 1 kg 3 đến 1 kg rưỡi giá bán tùy thời điểm dao động từ 70.000₫ đến 95.000₫/ky Cá nuôi 2.000 con sau thu hoạch lợi nhuận giảm khấu hao 20% và thức ăn bổ sung thuốc lợi nhuận từ 93 .000.000đ_128, 500.000đ sau 18 - 20 tháng nuôi thu hoạch từ gà thịt nuôi 2.000 /Con 14 đến 16 tuần với giá bán từ 70.000₫ đến 85.000₫ / ký trừ khấu hao 20% và thuốc thức ăn vật nuôi lợi nhuận 56.000.000₫/vụ nuôi .như vậy kế hoạch vườn ao chuồng trồng dừa ,nuôi cá tai tượng gà cho mỗi năm bình quân một năm đem về kinh tế thêm cho hộ gia đình nông thôn mỗi năm ước tính khoảng 198.000.000 /năm từ cá 66 triệu đồng trên năm thu hoạch lợi nhuận bình quân từ gà 132 triệu đồng trên một năm Thu hoạch lợi nhuận bình quân từ cây dừa 24 triệu đồng trên năm như vậy thì tổng thu nhập bình quân từ cây dừa cái tai tượng gà kết hợp sẽ cho lợi nhuận của hộ là 222 triệu đồng trên năm ổn định kinh tế gia đình hơn.
    Mô hình (VAC )vượt khó thoát nghèo trên đất cù lao
    Mô hình vườn ao chuồng trồng cây nuôi cá tai tượng kết hợp nuôi gà chuồng sàn ở nông thôn. Chủ hộ ông :Trần Văn Giỏi. Địa chỉ :ấp Long Trị ,xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh ,Tỉnh Trà Vinh Số điện thoại liên hệ: 0386 403 909 I. Xây dựng mô hình trồng dừa nuôi cá tai tượng hoặc các loại cá khác kết hợp nuôi gà trên ao. 1. Chọn vị trí ao xây dựng mô hình Những điểm cần lưu ý để chọn vị trí xây dựng mô hình nuôi kết hợp cá gà được xác định như sau: Chọn ao nuôi tối thiểu có diện tích tối thiểu từ 500 đến 1000 m²( Nếu diện tích ao nước là 1.000 mét vuông thì diện tích chuồng sàn là 500 mét vuông để bảo đảm sự thông thoáng và ánh sáng quang hợp tốt nhất cho gà và cá) ao phải gần khu vực sông hồ kênh rạch kết hợp đặt ống bọng khơi Nhưng đảm bảo vệ nước phải ra vô hàng ngày để tìm việc xử lý nguồn nước ra vô trao đổi lượng nước trong ao từ 30 -40% để đảm bảo nước trong ao không ô nhiễm đồng thời ổn định nguồn nước chính trong ao cho cá tỷ lệ chiếm 60% để cá ổn định không bị sốc nước kết hợp trồng rau muống dưới ao hoặc thả bèo khi thả cá nuôi .Ngoài ra còn nước trong ao không ô nhiễm giúp cá khỏe mạnh phát triển mau lớn. 2. Xây dựng chuồng và ao cho hệ thống nuôi kết hợp * vật liệu làm chuồng -Nếu đầu tư nuôi lâu dài từ 15 - 20 năm thì ta sử dụng chất liệu như sau :trụ cột bê tông, sắt hộp, lưới B40 ,tôl, cây tuổi thọ cao .Lưới nhựa lót sàn mắt cáo loại lỗ tròn 2,5 phân để đảm bảo phân gà sau khi đi lọt xuống mặt ao 99% không tồn động trên sàn. -Nếu đầu tư 3 đến 5 năm thì ta sử dụng chất liệu như sau :trụ cột cây tạp như :cây tre ,cây tràm ,lá ở nông thôn kết hợp lưới nhựa mắt cáo lỗ 2,5 phân lót sàn để đảm bảo phân gà sau khi đi phân lọt xuống ao từ 80-95%. - Hệ thống chuồng và ao cho mô hình nuôi kết hợp cá tai tượng -gà nhìn chung có thể được thực hiện tương tự như mô hình nuôi cá vịt ,điểm khác biệt giữa hai mô hình là phần sân thoáng rộng tạo điều kiện ánh sáng nắng 50% và độ mát mẻ 50% cho gà hoạt động và cá quang hợp ánh sáng nắng trao đổi Oxy để phát triển tốt nhất đồng thời sàn chuồng phải có đủ độ cao cách mặt nước ao từ 1,5m-1,8 m để bảo vệ sức khỏe gà không bị lạnh kết hợp đèn úm đèn chiếu sáng cho gà ăn đêm thông thường chuồng gà được xây dựng theo quy cách 30 con/m2 khi gà còn nhỏ và 10 con/m2 đối với gà lớn tuy nhiên nếu chuồng gà xây dựng trên ao thì mật độ gà thả thường nhỏ hơn mật độ trên để dễ quản lý lượng phân thả vào ao hàng ngày. * nuôi gà Ở nông thôn ta có thể nuôi gà đá gia công cho trại hoặc gà công nghiệp gà lấy trứng... Nếu nuôi gà đẻ thì gà bắt đầu cho trứng ở tháng thứ sáu thứ bảy gà đẻ kéo dài khoảng 1 năm.Lượng trứng khoảng 200 -260 trứng/ con gà mái đẻ tùy thuộc vào loài gà và chăm sóc quản lý chúng. Nếu gà nuôi thịt lớn rất nhanh, khoảng 12 - 15 tuần là có thể xuất chuồng với trọng lượng khoảng 1,5 kg/ con. Việc thức ăn cho gà trong mô hình gà- cá kết hợp thường là thức ăn công nghiệp với hàm lượng đạm cao. Thức ăn đậm đặc được trộn với tấm và bột bắp thức ăn cung cấp đủ nhu cầu của gà hoặc cho ăn 2 lần/ ngày. * hình chuồng gà trên mặt nước ao cá * phân gà . Phân gà là loại phân rất tốt để bón cho ao cá vì nó có hàm lượng đạm cao hơn phân gia súc ,gia cầm khác lượng nitrogen trong, phân gà dạng axit uric lâu phân hủy phân gà khô chứa nhiều protein dễ hấp thu (20 đến 25%) Để có đủ lượng phân gà cung cấp cho ao cá trong suốt quá trình nuôi cá thì chuồng gà phải được ngăn nhiều khu để nuôi nhiều lứa gà khác nhau. 3. Mô hình trồng dừa: dừa là loại cây trồng phổ biến và quen thuộc với người dân nông thôn ,để xây dựng mô hình trồng dừa ở nông thôn hiện nay thì đa số mọi người dân chọn giống cây dừa sai trái thường là những loại trái có đít nhọn và trồng với khoảng cách mỗi cấy là 5m/ cây nên chọn cây trồng với khoảng cách 40 cây/1000m2 và có thể xen cây trồng với các loại cây ngắn hạn như cây cam,cây bưởi ,cây chuối để kiếm thêm thu nhập. Cây dừa trồng từ 4 năm bắt đầu cho trái chiến từ năm thứ năm trở lên cây sẽ cho trái hiệu suất cao ,ước tính một cây dừa có thể cho trái khoảng 120 trái /năm với điều kiện bón phân hữu cơ ,vô cơ ,hóa học để bổ sung thêm cho cây. II. Biện pháp kỹ thuật nuôi cá trong hình cá -gà .Hoạt động cải tạo ao: Đây là bước rất quan trọng thực hiện tốt và hoàn chỉnh các yêu cầu kỹ thuật của nội dung này sẽ góp phần mang lại hiệu quả rất tốt cho mô hình nuôi các bước chuẩn bị gồm : . Dọn dẹp tất cả các cây cỏ thủy sinh ở bên trong cũng như xung quanh ao nuôi. .Tác cạn nước ao nuôi. . Bắt hết cá trong ao. . Bón vôi cao tỷ lệ 10 -15 kg/m2. .Phơi khô ao từ 3 đến 5 ngày. . Trước khi thả cá nuôi 2-3 ngày, lấy nước vào áo qua lưới lọc và duy trì ở mức nước 2 đến 2,5 m. 2. Số lượng cá thả nuôi: Số lượng cá thả ở mô hình nuôi cá -gà tùy thuộc vào số lượng gà thả nuôi và diện tích mặt nước hiện có ở hệ thống thực tiễn nghiên cứu và sản xuất cho thấy: Bảng: số lượng gà thả nuôi sẽ cung cấp đủ cho lượng phân có thể làm thức ăn trực tiếp cho cá. Mật độ gà thả nuôi cá tai tượng của là (2000 con/1000m2 mặt nước ao). 3. Hỗn hợp các loài cá thả nuôi trong mô hình bên cạnh loài cá tai tượng được khuyến cáo là đối tượng nuôi chính trong mô hình với phương thức nuôi ghép với các loại cá khác như: cá tra ,cá rô phi ,cá chép để kết hợp từng loại cá ăn ở các tầng nước khác nhau và vi sinh vật khác nhau ,mang lại hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi đồng thời chống đưa các tạp chất gây ô nhiễm nguồn nước. 4. Thức ăn bổ sung cho mô hình nuôi: Có thể đến cửa hàng thú y để được hướng dẫn thức ăn công nghiệp phù hợp cho từng loại cá hay loại hỗn hợp hoặc thức ăn tự chế biến từ các phụ phẩm nông nghiệp như :cám, ruốc đáy,bột cá,cá tạp và Vitamin phải được bổ sung ngày 2 lần với khẩu phần từ 3 đến 5% so với trọng lượng cá thả nuôi đồng thời lượng thức ăn này cũng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự tăng trọng của cá nuôi trong mô hình sau mỗi tháng kiểm tra. Thức ăn bổ sung thay cho phân gà có tỉ lệ 40 đến 50% so với nuôi công nghiệp cho ăn 100% mà không có phân gà. 5. Chăm sóc và quản lý mô hình Hoạt động chăm sóc và quản lý mô hình nuôi cá tai tượng gà kết hợp cũng giống như mô hình nuôi kết hợp cá -vịt nuôi thịt. Tuy nhiên do chất lượng dinh dưỡng ở chất thải là cao rất dễ làm ô nhiễm môi trường nuôi ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất ,cá nhân của người nuôi cần có kế hoạch chăm sóc mỗi ngày để kịp thời phát hiện những biểu hiện xấu như cá nổi đầu kéo dài do thiếu oxy cá bệnh xuất hiện trong mô hình để có giải pháp kỹ thuật xử lý thích hợp đảm bảo hiệu quả các mô hình cần liên hệ cửa hàng thú y để được hỗ trợ kỹ thuật cũng như thuốc cho vật nuôi. 6. Thu hoạch ☆ thu hoạch từ việc trồng cây dừa với giá thành hiện nay số lượng 1.000m2/40 cây dừa với thời điểm hiện nay là 50.000đ/chục. Mỗi cây dừa sau 5 năm có thể bình quân cho năng suất khoảng× 12 trái( tương đương1 chục dừa). Vậy 40 cây sẽ cho ta thu nhập là 1.400.000₫ / tháng× 12 tháng=24.000.000đ/năm. ☆ Thu hoạch từ cá tai tượng nuôi trong hệ thống có thể được thu hoạch sau 18 đến 20 tháng nuôi trọng lượng đạt từ 1,3kg-1,5kg. Giá bán tùy thời điểm giao động từ 70.000đ-95.000₫ /kg. Cá nuôi 2000 con Sao thu hoạch lợi nhuận giảm thấu trừ hao 20% và thức ăn bổ sung thuốc lợi nhuận từ 93.000.000đ- 128,500.000đ sau 18-20 tháng nuôi. ☆ thu hoạch từ cà thịt nuôi 2000 con 14 đến 16 tuần với giá bán 70.000₫ đến 85000₫ trên Ký trừ khấu hao 20% và thuốc thức ăn vật nuôi lợi nhuận 32.000.000đ-56.000.000đ trên /vụ nuôi. ☆ như vậy Kế hoạch vườn ao chuồng Bac trồng dừa nuôi cá tai tượng gà trên ao Bình Quân 1 năm đem về kinh tế thêm cho hộ gia đình nông thôn mỗi năm ước tính khoảng 198.000.000đ/năm. Thu hoạch lợi nhuận bình quân từ cá 66.000.000đ/năm. . Thu hoạch lợi nhuận bình quân từ gà:132.000.000đ/năm. Thu hoạch lợi nhuận bình quân từ cây dừa:24.000.000đ/năm. Tổng thu nhập: bình quân từ cây dừa cá tai tượng gà kết hợp: 222.000.000đ/năm. .
    Mô hình trồng mãng cầu xiêm tăng thu nhập
    Ông Trần Phú Vinh, ở khóm 10, phường 9, thành phố Trà Vinh cho biết: Gia đình ông có gần 5 ha trồng mãng cầu xiêm đang cho trái. Vùng đất phèn và bị ảnh hưởng mặn rất thích hợp loại mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát, cây phát triển rất mạnh nhờ chịu phèn mặn của gốc ghép, có thể chịu được độ mặn 6 - 10‰.
    Mô hình nuôi thỏ nâng cao thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống gia đình
    Sau nhiều lần gặp điệp khúc "được mùa mất giá" bởi trồng cây màu và nuôi cá, ông Thạch Dân, tên thường gọi ông Sáu, khóm 6, phường 9, thành phố Trà Vinh quyết định nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt. Đây là mô hình nuôi thỏ thương phẩm đầu tiên cho thu nhập khá tại địa phương, góp phần ổn định cuộc sống gia đình. Mô hình chăn nuôi này khá hiệu quả với khu chuồng trại kiên cố, mỗi dãy ông ngăn thành từng lồng, chia lồng thành từng ngăn để nuôi thỏ. Lồng nuôi thỏ được đặt trên các trụ cách mặt đất khoảng 70cm đến 01m. Mỗi chuồng nuôi đều có trang bị máng đựng thức ăn và dụng cụ uống nước sạch sẽ. Hàng ngày, gia đình ông thường vệ sinh chuồng trại, tạo độ thông thoáng, sạch sẽ giúp thỏ sinh trưởng và phát triển tốt. Ông Sáu cho biết: Sau khi tìm hiểu các mô hình chăn nuôi, ông nhận thấy nuôi thỏ sinh sản và thỏ thịt cần ít vốn. Bên cạnh đó, thỏ có đặc tính luôn sinh sản, ít bị nhiễm bệnh, ăn ít và không kén chọn thức ăn, có thể tận dụng các loại thức ăn sẵn có tại gia đình như: Rau lang, rau muống, thậm chí là nhiều loại cỏ dại mọc ở trong vườn, tinh bột chủ yếu là cám gạo, lại có giá trị kinh tế cao, là công việc phù hợp với những người lớn tuổi, có sức khỏe kém, không có điều kiện vận động. Do đó, năm 2019, ông Sáu quyết định dùng số tiền tiết kiệm của gia đình xây dựng khu chuồng trại nuôi thỏ trên diện tích đất xung quanh nhà. Thời gian đầu, ông Sáu cũng gặp rất nhiều khó khăn do chưa nắm vững được kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc phù hợp nên không ít lần thỏ phát triển kém, khả năng sinh sản không cao. Không nản chí, ông tiếp tục đi tham quan ở các huyện lân cận. Đồng thời, ông tham khảo thêm kinh nghiệm trên sách báo, trên mạng để xây dựng chuồng trại theo đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh. Từ đó, đàn thỏ của gia đình ông bắt đầu sinh trưởng ổn định và sinh sản tốt. Theo ông Sáu, kỹ thuật nuôi thỏ đòi hỏi nhiều khâu tỉ mỉ. Ngoài thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thỏ nuôi còn phải được tiêm phòng để hạn chế bệnh vặt. Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của mô hình là phải biết chăm sóc "vỗ béo" cho thỏ giống; biết phối giống cho thỏ cái và kỹ thuật nuôi con. Thông thường thỏ cái nuôi đến tháng thứ 06 sẽ bắt đầu được mang đi phối giống. Con cái được cho phối giống 02 lần, thời gian phối thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối. Từ lúc thỏ cái phối giống đến lúc đẻ khoảng 32 ngày, 01 năm thỏ có thể sinh sản từ 06 - 08 lứa, mỗi lứa từ 06 - 10 con. Thỏ giống đẻ chu kỳ từ 02 - 03 năm, sẽ thay con giống mới. Sau thời kỳ sinh sản, người nuôi phải chăm sóc cho thỏ ăn nhiều hơn để chúng lấy sữa nuôi con. Sau khi được nuôi khoảng 15 - 20 ngày, thỏ con được tách ra lồng nuôi riêng. Thời gian nuôi thỏ con từ lúc đẻ đến khi được xuất chuồng mất khoảng 03 tháng sẽ đạt trọng lượng 2,2 - 2,4 kg/con... Đến nay, qua hơn 05 năm chăn nuôi, đàn thỏ của gia đình ông Sáu đã phát triển hàng trăm con. Với giá bán như hiện nay, 80.000 đồng/kg thỏ thịt và 120.000 đồng/kg thỏ giống, thu nhập từ mô hình chăn nuôi thỏ đã giúp gia đình ông Sáu có cuộc sống khá ổn định. Thời gian tới, gia đình ông Sáu sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp chuồng trại nhằm đảm bảo nguồn cung tốt hơn cho thị trường, đồng thời sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân mình cho những ai muốn nuôi thỏ và đam mê với nghề thỏ. Đến nay, gia đình ông Sáu đã có một mô hình kinh tế với quy mô hợp lý. Chuồng trại chăn nuôi và cơ sở sản xuất của gia đình ông đã được cải tạo ngăn nắp và hợp vệ sinh. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, ông Sáu còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đoàn thể của địa phương, được bà con nhân dân trong phường tin yêu và quý trọng. Ông Thạch Đara , Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hội cho biết: Thực hiện chuyên đề "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi", thời gian qua, trên địa bàn phường đã xuất hiện nhiều điển hình nông dân sản xuất giỏi với nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo. Điển hình là mô hình nuôi thỏ của gia đình ông Trương Ngọc Rở. Với mô hình này đã giúp gia đình ông tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Thời gian tới, xã sẽ có kế hoạch cụ thể để tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi thỏ, tạo điều kiện để nông dân của xã phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng.
    Mô hình trồng mãng cầu xiêm tăng thu nhập
    Ông Trần Phú Vinh, ở khóm 10, phường 9, thành phố Trà Vinh cho biết: Gia đình ông có gần 5 ha trồng mãng cầu xiêm đang cho trái. Vùng đất phèn và bị ảnh hưởng mặn rất thích hợp loại mãng cầu xiêm ghép trên gốc bình bát, cây phát triển rất mạnh nhờ chịu phèn mặn của gốc ghép, có thể chịu được độ mặn 6 - 10‰. Đây là loại cây tốt nhất trong nhóm cây ăn trái. Khoảng cách cây cách cây 6m, mật độ trung bình từ 70-80 gốc/công. Thông thường, mãng cầu xiêm trồng hơn 2 năm cho trái và cho trái 2 vụ/năm. Vụ thuận vào mùa nắng và vụ nghịch vào mùa mưa. Tuy nhiên, để mãng cầu tự thụ phấn sẽ cho trái rất ít. Do vậy, qua thời gian nghiên cứu, học hỏi, nông dân đã tìm ra bí quyết để thụ phấn nhân tạo cho mãng cầu ra trái nhiều và có trái quanh năm. Theo ông Vinh, bình quân mỗi công mãng cầu cho năng suất từ 4,5-5 tấn, hiện giá bán từ 14.000 – 16.000 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí còn lãi từ 40 - 42 triệu đồng/công/năm. Bên cạnh đó nông dân còn làm trà mãng cầu bán giá từ 450.000 – 500.000 đồng/kg, lá tươi mãng cầu bán giá 15.000 đồng/kg. Ông còn cho biết thêm, mãng cầu xiêm (hay còn gọi là mãng cầu gai) ra trái quanh năm, trung bình nặng khoảng 1 – 3 kg/trái. Loại cây này có thể trồng trên nhiều nền đất khác nhau như đất mặn, phèn, hạn, chua. Cây có sức đề kháng tốt, ít kén đất, năng suất và giá trị kinh tế cao. Mãng cầu xiêm khi chín có hương thơm dịu, vỏ xanh thịt trắng sáng và nhiều xơ. Khi ăn mãng cầu xiêm hơi dai, có vị chua ngọt hấp dẫn. Để bà con phát triển mô hình trồng mãng cầu xiêm ngày càng hiệu quả, UBND phường khuyến khích các hộ trồng mãng cầu xiêm và từng bước xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nguồn sản phẩm an toàn phục vụ cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập.
    Mô hình nuôi dúi thương phẩm
    Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, tại xã Phong Phú, huyện Trà Cú, anh Nguyễn Văn Chung, sinh năm 1984 đã nỗ lực vượt khó, sáng tạo, tìm cho mình hướng đi riêng trong phát triển kinh tế. Mô hình nuôi dúi của anh hiện đang mở ra nhiều triển vọng, thôi thúc cho thanh niên ở địa phương vươn lên khởi nghiệp.
    Trồng ớt Sừng đem lại hiệu quả kinh tế cao
    Chỉ trong khoảng thời gian 3 tháng tính từ lúc trồng, cây ớt bắt đầu cho thu hoạch. Mỗi năm 3 đợt, bán ra thị trường với giá khoảng 30.000 đồng/1kg. Trừ chi phí giống vốn, phân bón, thu lãi khoảng 15.000.000 đồng/ năm
    Mô hình nuôi bò sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao tại ấp Sa Bình xã Long Đức
    Nuôi bò sinh sản là một trong những giải pháp hiệu quả để phát triển kinh tế vì bò dễ chăm sóc, ít bệnh, nguồn thức ăn đơn giản, phong phú và dễ thích nghi với môi trường. Đặc biệt là tình hình biến đổi khí hậu như hiện này. ● Gia đình của Kiên Thị Sarang tại Ấp Sa Bình, Xã Long Đức, TP. Trà Vinh. Đã có duyên với nghề nuôi bò khi một lần đi về thăm quê và gặp chú của anh đang nuôi bò. Qua sự chia sẽ của chú anh nhận thấy bò rất dễ chăm sóc và ít bệnh nên anh đã tìm hiểu thêm thông tin về thỏ qua internet, sách, bạn bè,... Chị đã bắt đầu thực hiện kế hoạch nuôi bò của mình từ những gì anh đã tìm hiểu và chú anh đã chia sẽ. - Đầu tiên chị làm chuồng và lựa chọn con giống thích hợp.Chị chọn những con bò cái: có sức khỏe tốt, tai khô, chân sạch sẽ, răng mọc bình thường,... - Khi đem bò về chị cho bò ở riêng biệt với nhau để hạn chế lây bệnh (nếu có).Chị chọn chế độ ăn uống và những loại thức ăn phù hợp cho bò như: cỏ, thức ăn cho bò, rơm,... Bên cạnh đó có những bệnh thường gặp ở bò như: lỡ mồm lông móng, viêm da nổi cục.... - Bò cái khi nuôi đến 1 năm tuổi trở lên có thể phối giống cho bò sinh sản. Bò cái mang thai trong khoảng 9 tháng 10 ngày sẽ sinh bê con, bò sinh sản 1 năm 1 lần, - bò con sau khi sinh: + Từ 1- 2 tháng tuổi sẽ sống hoàn toàn dựa vào sữa mẹ. + Từ 2 tháng tuổi trở lên bò tự biết ăn cỏ và tập ăn những thức ăn nhẹ dễ tiêu hóa. + Từ 3 tháng tuổi trở lên bò con có thể tách khỏi mẹ hoàn toàn. - Giá bò: + Bò cái giống: 13.0000.000đ - 15.000.000đ/kg. +Bò thịt: 190.000đ - 250.000đ/kg. => Do cơ duyên với nghề nuôi bò nên gia đình chị đã mang lại nguồn kinh tế ổn định cho gia đình khoảng 90.000.000đ/năm. Đồng thời chị còn chia sẽ cách nuôi bò cho những người thân bạn bè của mình để thực hiện mô hình nuôi bò đạt hiệu quả ổn định kinh tế gia đình.