Sinh kế

Mô hình trồng dừa sáp tại ấp Sa Bình Xã Long Đức TP Trà Vinh
Đăng ngày 9/30/2022 9:26:22 AM

Hiện nay mô hình trồng dừa sáp tại Xã Long Đức đang phát triển mạnh nổi bật là hộ anh Nguyễn Văn Hùng tại ấp Sa Bình là nông dân tiêu biểu tại địa phương qua chia sẻ anh Hùng cho biết, so với các cây ăn trái khác thì trồng dừa nhàn hơn nhiều, công chăm sóc thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao. Đặt biệt là cây dừa sáp có giá trị kinh tế cao, ổn định luôn được thương lái và người tiêu dùng tìm mua với khả năng chống chịu khí hậu (hạn, mặn,…) và sâu bệnh tốt, có lượng cơm dày, mềm xốp, nước có vị ngọt và mùi thơm rất đặc biệt nhưng tỉ lệ cho sáp trên cây rất ít chỉ từ 15% – 30% trên một buồng do đó giá trái luôn duy trì ở mức cao. Vì vậy chỉ với gần 10 cây ban đầu được anh mua của người quen ở huyện cầu kè anh đã mạnh dạn chuyển đổi từ 5000m2 đất vườn kém hiệu quả sang trồng dừa sáp từ năm 2018 đến 2022 đã đem lại thu nhập khá cao cho anh. Chọn giống: Dừa sáp chủ yếu trồng bằng trái, dừa làm giống được tuyển chọn từ những cây đầu dòng trên 10 năm tuổi, cây dừa có sáp, khoẻ mạnh, không bị bệnh. Chọn buồng nhiều trái, trái to, màu sắc đẹp (lưu ý chọn trái dừa nước) nếu chọn trái sáp thì trái không nảy mầm. Trái dừa hái xuống, treo lên dây phơi khô, sau đó vạt mặt, xếp xuống đất hoặc cho vào bịch nylon có chứa xơ dừa và phân chuồng, đưa vào vườn ươm. Làm giàn lưới để che bớt ánh sáng, ngày tưới 1 lần, mùa mưa không cần tưới. Sau khi đưa vào vườn ươm khoảng 35 ngày, trái nảy mầm. Khi nảy mầm, dùng phân bón lá phun kích thích cho lá và rễợ phát triển. Tiếp tục chăm sóc thêm 25 ngày, khi cây dừa cao 50cm và rễ đâm ra khỏi vỏ dừa là xuất bán được. Cách trồng: có thể trồng xung quanh bờ ao, bờ kênh, nếu trồng diện tích lớn, nên trồng tập trung. Đào hố rộng 70 x70cm, hoặc lên mô, cây cách cây 7 x 7m rồi trộn phân chuồng, tro trấu, phân hữu cơ, lấp một lớp đất mỏng. Hạ cây dừa xuống, lấp đất chặt, kín ngang mặt bầu. Chăm sóc: Trồng xong tưới nước ngày 1 lần, dừa trồng được 30 ngày tiến hành bón urê, lượng phân không đáng kể, mỗi gốc 1 nắm. Khi cây trổ bông, bón 1kg phân NPK 16 - 16 - 8 và 10kg phân hữu cơ Humix. Bón bằng cách đào rãnh xung quanh gốc dừa, bỏ phân xung quanh gốc rồi lấp đất lại. Muốn cây dừa sáp đạt tỷ lệ sáp cao (cơm dày), khi cây trổ bông cần thụ phấn nhân tạo. Phòng trừ sâu bệnh: Khoảng 4 tháng thì dọn tán, cắt bẹ lá khô 2 lần để tránh chuột cắn phá. Dừa ít bệnh, tuy nhiên hay gặp bọ dừa phá hoại cần thường xuyên thăm vườn để phòng trừ bệnh hiệu quả Thu hoạch: Trồng dừa sáp nếu chăm sóc tốt, năm thứ 3 bắt đầu cho thu hoạch (thu hoạch tốt vào năm thứ 5). Một cây dừa sáp có thể cho 120 trái/năm, tỷ lệ trái sáp đạt 30%. Trung bình mỗi tháng anh vườn dừa anh Hùng vơi 5000m2 cho thu hoạch dao động từ 200 - 300 trái dừa sáp với giá từ 50 – 80 nghìn một trái tùy theo chất lượng và mùa vụ cho hộ anh thu về 12 triêu đồng sau khi trừ đi chi phí. Ngoài ra nguồn thu từ dừa khô và dừa giống đem lại nguồn thu không kém. Nhờ trồng và sản xuất cây dừa sáp giống, gia đình anh Hùng đã có cuộc sống khá giả, các con có điều kiện học tập tốt hơn. Đây là mô hình hiệu quả thích hợp để bà con chuyển đổi từ vùng sản xuất cây trồng kém hiệu quả để giúp nâng cao thu nhập ổn định đời sống người dân


Tác giả: Trường Võ (pdg-4011625)
Ngành nghề: Trồng trọt
Loại sinh kế: Trồng trọt
Số lượng: 103
Diện tích: 5000 m2
Ngày bắt đầu: 4/1/2018

Video minh họa: