Sinh kế

Trà Cú: Nâng cao hoạt động làng nghề góp phần xây dựng huyện nông thôn mới
Đăng ngày 8/22/2023 12:25:21 PM

Làng nghề đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân. Đây là nguồn nội lực giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy lộ trình XDNTM. Từ đó, Trà Cú đã, đang nỗ lực củng cố, nâng cao hoạt động từ các làng nghề. Tuy nhiên, huyện Trà Cú còn gặp nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành...

Trong 05 năm qua, huyện Trà Cú huy động các nguồn lực triển khai 17 hạng mục công trình giao thông trên địa bàn 03 xã có làng nghề, tổng kinh phí đầu tư trên 20 tỷ đồng, dài 13,583km. Tuy nhiên, chưa đáp ứng và thúc đẩy nâng chất hoạt động và phát triển. Hiện nay, sản phẩm của 03 làng nghề chưa đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu làng nghề; chưa tạo chuỗi giá trị, chưa có hạ tầng tương xứng; trang thiết bị, công nghệ hoạt động chủ yếu thủ công kết hợp phương tiện máy móc thô sơ.

Đồng chí Trầm Thanh Hải cho biết thêm: qua khảo sát, tình hình sản xuất, kinh doanh của 03 làng nghề đạt giá trị sản xuất bình quân 36,95 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 6,2 triệu đồng/lao động thường xuyên/tháng (nhưng chỉ hoạt động vài tháng/năm). Trong đó, Làng nghề dệt chiếu Hàm Tân, đạt 5,2 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/lao động thường xuyên/tháng; Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Hàm Giang, đạt 12,25 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng/lao động thường xuyên/tháng; Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đại An, đạt 19,5 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 4,2 triệu đồng/lao động thường xuyên/tháng…

Đến nay, có 02/03 làng nghề: sản phẩm bộ đồ dùng sinh hoạt nông thôn thu nhỏ của Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đại An, đạt OCOP 3 sao (cơ sở Diệp Thị Trang); bộ sa-lon tre của Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Hàm Giang, đạt OCOP 4 sao (cơ sở Trì Cảnh).

Chị Thạch Thị Thương, ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang tham gia khâu cạo vỏ tre, mỗi đoạn tre dài 02m, giá nhân công là 1.500 đồng/đoạn; mỗi ngày chị làm được 30 đoạn, tổng thu nhập 45.000 đồng/ngày. Với thu nhập này, chỉ đủ trang trải cuộc sống, không thể tích lũy. Do vậy, chị Thương chỉ tham gia lao động khi nhàn rỗi.
Từ thực tế trên, các làng nghề đang cần nguồn vốn; cần được tập huấn, đào tạo, hướng dẫn chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình; cần đào tạo nghề cho lao động, nâng cao năng lực quản lý và khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề; mở rộng diện tích nguyên liệu lác, tre, trúc, cải thiện năng suất và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu dệt chiếu tại địa phương; đặc biệt, đầu ra sản phẩm. 

Xây dựng, củng cố phát triển làng nghề là quá trình dài; Sở Công thương sẽ tiếp tục hỗ trợ chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm ngành nghề nông thôn, đặc biệt là sản phẩm làng nghề đan lát, tạo điều kiện cơ sở ký kết hợp đồng trực tiếp, tránh qua các đầu mối trung gian. Hỗ trợ máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến vào một số công đoạn sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm.


Tác giả: Lý Công Thành (lycongthanh)
Ngành nghề: Thủ công
Loại sinh kế: Thủ công
Số lượng: 1000
Diện tích: 1000 m2
Ngày bắt đầu: 1/1/2023

Trong 05 năm qua, huyện Trà Cú huy động các nguồn lực triển khai 17 hạng mục công trình giao thông trên địa bàn 03 xã có làng nghề, tổng kinh phí đầu tư trên 20 tỷ đồng, dài 13,583km. Tuy nhiên, chưa đáp ứng và thúc đẩy nâng chất hoạt động và phát triển. Hiện nay, sản phẩm của 03 làng nghề chưa đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu làng nghề; chưa tạo chuỗi giá trị, chưa có hạ tầng tương xứng; trang thiết bị, công nghệ hoạt động chủ yếu thủ công kết hợp phương tiện máy móc thô sơ.

Đồng chí Trầm Thanh Hải cho biết thêm: qua khảo sát, tình hình sản xuất, kinh doanh của 03 làng nghề đạt giá trị sản xuất bình quân 36,95 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 6,2 triệu đồng/lao động thường xuyên/tháng (nhưng chỉ hoạt động vài tháng/năm). Trong đó, Làng nghề dệt chiếu Hàm Tân, đạt 5,2 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 2,5 triệu đồng/lao động thường xuyên/tháng; Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Hàm Giang, đạt 12,25 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng/lao động thường xuyên/tháng; Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đại An, đạt 19,5 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân 4,2 triệu đồng/lao động thường xuyên/tháng…

Đến nay, có 02/03 làng nghề: sản phẩm bộ đồ dùng sinh hoạt nông thôn thu nhỏ của Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Đại An, đạt OCOP 3 sao (cơ sở Diệp Thị Trang); bộ sa-lon tre của Làng nghề tiểu thủ công nghiệp Hàm Giang, đạt OCOP 4 sao (cơ sở Trì Cảnh).

Chị Thạch Thị Thương, ấp Trà Tro B, xã Hàm Giang tham gia khâu cạo vỏ tre, mỗi đoạn tre dài 02m, giá nhân công là 1.500 đồng/đoạn; mỗi ngày chị làm được 30 đoạn, tổng thu nhập 45.000 đồng/ngày. Với thu nhập này, chỉ đủ trang trải cuộc sống, không thể tích lũy. Do vậy, chị Thương chỉ tham gia lao động khi nhàn rỗi.
Từ thực tế trên, các làng nghề đang cần nguồn vốn; cần được tập huấn, đào tạo, hướng dẫn chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình; cần đào tạo nghề cho lao động, nâng cao năng lực quản lý và khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề; mở rộng diện tích nguyên liệu lác, tre, trúc, cải thiện năng suất và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu dệt chiếu tại địa phương; đặc biệt, đầu ra sản phẩm. 

Xây dựng, củng cố phát triển làng nghề là quá trình dài; Sở Công thương sẽ tiếp tục hỗ trợ chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm ngành nghề nông thôn, đặc biệt là sản phẩm làng nghề đan đát, tạo điều kiện cơ sở ký kết hợp đồng trực tiếp, tránh qua các đầu mối trung gian. Hỗ trợ máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến vào một số công đoạn sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm.

Video minh họa: