Cảnh báo sớm

    Sạt lở bờ sông và bờ bao chống sạt lở
    Do tình hình mưa bão kéo dài và triều cường dân cao nên các tuyến đường cặp bờ sông của ấp rạch bèo,xã long đức có nguy cơ sạch lỡ cao. Đội thanh niên xung kích xã long đức đã kịp thời làm bờ bao ngăn chặn sạch lỡ kịp thời.
    Sạt lở đất tại ấp rạch bèo xã Long đức
    Do những ngày qua mưa lớn kéo dài, trều cường dân cao, nước chảy mạnh nên xảy ra sạt lở đất tại ấp rạch bèo
    Cảnh báo sạt lỡ
    Sạt lỡ do triều cường dân cao, mưa kéo dài nên trên địa bàn ấp rạch bèo có nguy cơ sạt lỡ bờ sông gây hoang mang cho bà con
    Tình hình nguy cơ sạt lở bờ sông tại ấp rạch bèo , xã long đức , thành phố trà vinh
    Ấp Rạch Bèo, xã long đức , tp trà vinh có hệ thống sông ngòi nhiều, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của Triều cường và mưa bão, bên cạnh đó cũng do một phần ý thức của người dân tham gia giao thông chưa cao như chạy xe ba gác cồng kềnh, quá khổ, xe quá tải, do đó làm ảnh hưởng nhiều đoạn đường bị sạt lỡ rất nghiêm trọng, đặc biệt ăn sâu vào lộ đal, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của bà con. Những con nước triều cường sắp tới, sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiếp.
    Tình hình nguy cơ sạt lở bờ sông tại ấp rạch bèo , xã long đức , thành phố trà vinh
    Ấp Rạch Bèo, xã long đức , tp trà vinh có hệ thống sông ngòi nhiều, trong những năm gần đây do ảnh hưởng của Triều cường và mưa bão, bên cạnh đó cũng do một phần ý thức của người dân tham gia giao thông chưa cao như chạy xe ba gác cồng kềnh, quá khổ, xe quá tải, do đó làm ảnh hưởng nhiều đoạn đường bị sạt lỡ rất nghiêm trọng, đặc biệt ăn sâu vào lộ đal, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của bà con. Những con nước triều cường sắp tới, sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiếp.
    Sạt lở đất ở sông rạch bèo
    Đoạn đê bao ở ấp Rạch bèo, xã Long Đức tỉnh Trà Vinh, với tổng chiều dài 100m đang có hiện tượng sạt lở đất ở mức độ nguy hiểm, đe dọa sự an toàn của những hộ dân gần đây.
    làm bờ bao chống sạt lở đất tại ấp rạch bèo
    Hiện nay do tình hình mưa kéo dài và triều cường dâng cao nên tuyến đường cặp bờ sông trên địa bàn ấp rạch bèo xã long đức có nguy cơ sạt lở bờ sông cao.
    Phòng ngừa thiên tai sạt lở đất
    Năm 2022, Dự án Av triển khai trồng 1.500 cây bần ven sông gia cố bờ bao, chống sạt lở tại ấp Rạch Bèo xã Long Đức thành phố Trà Vinh . Ý nghĩa cấp thiết của sáng kiến này tạo được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Thiên tai về sạt lở là nỗi lo của nhiều người dân xã Long Đức, trong đó ấp Rạch Bèo là địa phương có nguy cơ sạt lở cao, với hơn 10 điểm đen được báo động. Năm 2021, toàn xã xảy ra 3 vụ sạt lở, làm cản trở việc đi lại và lao động, sản xuất của người dân. Đặc biệt, cặp tuyến đê bao ấp Rạch Bèo, bà con luôn phập phồng lo sợ vì có thể bị sạt lở nuốt chửng nhà cửa, tài sản bất cứ lúc nào. Sau gần một năm triển khai, đến nay, ven tuyến đê bao ấp Rạch Bèo nhiều cây bần đã lớn và những cây bần nhỏ đã cao được khoảng 1 - 1,5 m. Ông Nguyễn Văn Cần, Trưởng Ban nhân dân ấp Rạch Bèo, cho biết sau khi trồng, việc gia cố công trình được thực hiện thường xuyên. Chỗ hao hụt thì nhanh chóng trồng bổ sung, cắm cọc cố định để cây không bị bật rễ, cuốn trôi theo dòng nước. Trồng bần chống sạt lở đã trở thành hoạt động thường xuyên ấp và khi ra quân, đoàn viên thanh niên luôn kết hợp với việc tuyên truyền, vận động người dân trồng thêm cây xanh ở cận sông để tăng cường khả năng chống sạt lở, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu”.
    Trồng bần chống sạt lở áp gạch bèo xã long đức
    Trồng bần chống sạt lỡ
    GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG CHÂU THỔ CỬU LONG
    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của Việt Nam. Khu vực này đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước. Nhiều thế hệ nông nhân ở đây đã gắn bó với ruộng đồng với cây lúa. Thế nhưng, trước những đổi thay ngày càng hiện hữu rõ ràng hơn của khí hậu việc canh tác đã không còn như xưa. Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu thì 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập, lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia chịu tác động tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo kết quả nghiên cứu của Viện Tài nguyên thế giới về ảnh hưởng của lũ lụt đến GDP, chỉ riêng lũ lụt đã làm thiệt hại 2,3% GDP của Việt Nam mỗi năm. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thiệt hại lên đến gần 9.000 tỷ đồng do thiên tai. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương bởi lũ lụt, nước biển dâng. Thực tế tại ĐBSCL năm 2022 cho thấy hiện tượng ngập lụt, sụt lún đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và khó lường. Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m mà không có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, thì khoảng 40% diện tích ĐBSCL bị ngập, lũ lụt sẽ khiến gần 50% diện tích đất nông nghiệp không còn khả năng canh tác. Châu thổ Cửu Long có thế mạnh về nông nghiệp, kinh tế và người dân nơi đây sống nhờ vào nuôi trồng, sản xuất, xuất khẩu nông thủy sản. Thời gian qua, BĐKH, xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến nuôi trồng, sản xuất, chế biến nông sản cũng như gây tác hại nghiêm trọng đến nhiều mặt đời sống của người dân, góp phần cản trở sự phát triển của vùng nói chung, doanh nghiệp ĐBSCL nói riêng. Sự tham gia của doanh nghiệp vùng ĐBSCL trong thích ứng và chủ động phòng chống thiên tai là cấp thiết và quan trọng đối. Doanh nghiệp ĐBSCL giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đồng thời là tác nhân chính trong chuỗi sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông thủy sản ĐBSCL. Doanh nghiệp cũng chính là lực lượng có đủ điều kiện để chủ động phòng chống, ứng phó, cũng như thích ứng và hồi phục nhanh chóng sau thiên tai…Chính vì vậy, việc tạo các điều kiện để doanh nghiệp ĐBSCL, cùng với các cơ quan hữu quan, cộng đồng cùng nhau thực hiện các hành động vì mục tiêu phát triển kinh tế thích ứng với BĐKH, vì một tương lai thịnh vượng và bền vững thông qua việc hiểu đúng về BĐKH, sử dụng công nghệ, năng lượng hiệu quả trong sản xuất, chế biến nông thủy sản, biến thách thức thành cơ hội kinh doanh… là việc làm cấp thiết đối với ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay./.