Cảnh báo sớm

    Dự báo thời tiết tại Trà Vinh trong tuần tới
    Dự báo thời tiết tại Trà Vinh trong tuần tới
    Nguy cơ sạt lở bờ sông trên địa bàn xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
    Hiện nay do tình hình mưa kéo dài và triều cường dâng cao nên nhiều tuyến đường cặp bờ sông trên địa bàn xã Thới An Hội có nguy cơ sạt lở bờ sông. Đề nghị các bên có liên quan tiến hành khảo sát và có kế hoạch phòng ngừa kịp thời nhằm tránh sạt lỡ xảy ra nghiêm trọng hơn!
    Ngập nước tại Khóm 2, Phường 8
    Ngập nước tại Khóm 2, Phường 8
    Xây dựng kế hoạch và lồng ghép quản lý rủi ro trong cộng đồng
    Trước tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) gây tác động tiêu cực đến đời sống, sản xuất của Nhân dân và ảnh hưởng đến một số công trình cơ bản... việc xây dựng kế hoạch và lồng ghép quản lý rủi ro là một trong những giải pháp quan trọng để từng người dân và chính quyền địa phương tham gia, góp phần hạn chế tình trạng dễ bị tổn thương với thiên tai như con người, sinh kế và tài sản bị ảnh hưởng bất lợi khi bị tác động bởi các thiên tai. Với các biện pháp “mềm”, giải pháp sinh thái trong thích ứng BĐKH, là các giải pháp theo hướng dựa vào thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái và sử dụng các dịch vụ hệ sinh thái để giúp giảm thiểu các tác động, thiệt hại do thiên tai, BĐKH gây ra, đồng thời phát triển sản xuất theo hướng thích ứng với BĐKH và gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Hiện nay, trên địa bàn Trà Vinh đang đẩy mạnh triển khai khôi phục và quản lý bền vững các vùng đất ngập mặn ven biển và lưu vực sông để phát triển nguồn lợi thủy sản và sinh kế, giảm rủi ro lũ lụt và cung cấp các lợi ích giải trí và du lịch. Bên cạnh đó, một số vùng ven biển như: huyện Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải đã phát huy tiềm năng hiện có ở vùng ven biển như hệ thống rừng ngập mặn, rừng phòng hộ… để gắn kết vào bảo vệ bờ biển, chống xói mòn, sạt lở do tác động của mực nước biển dâng. Thông qua mô hình nuôi thủy sản kết hợp trồng và phát triển rừng (tôm, cua, cá... kết hợp); tận dụng diện tích đất bãi bồi ven biển, ven sông để nuôi một số loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế (nghêu, sò huyết, vọp, hàu…). Theo ông Trần Quốc Đoàn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duyên Hải: đối với địa phương, kinh tế nông nghiệp ven biển khá đa dạng trong sản xuất từ trồng trọt, nuôi thủy sản và chăn nuôi. Để xây dựng mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện vùng đất ven biển, thích ứng với BĐKH; trong này, có mô hình nuôi tôm sinh thái (rừng - tôm) khoảng 865ha ở xã Long Khánh, Đông Hải. Riêng địa bàn các xã Đôn Xuân, Đôn Châu hướng đến sản xuất 02 vụ lúa ăn chắc + 01 vụ màu. Các khu vực ven biển và giồng cát được huyện triển khai các mô hình trồng màu theo hướng nhà lưới, gắn với thích ứng với BĐKH và ứng dụng các giống cây trồng mới như nho, táo theo hướng du lịch sinh thái, tạo điểm tham quan cho du khách… Thích ứng với BĐKH thông qua các hoạt động của chính quyền địa phương, các ngành, đoàn thể trong xây dựng lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng có sự tham gia của Nhân dân được UBND thành phố Trà Vinh tích cực triển khai và đưa vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua. Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trà Vinh: đối với thành phố có 02 địa phương là Phường 9 và xã Long Đức nằm ven khu vực sông lớn, những năm gần đây do tác động của BĐKH nên thường xuyên gây sạt lở, triều cường ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Năm 2015, thông qua Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) chọn thành phố Trà Vinh triển khai Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng nhằm ứng phó thiên tai” ở địa bàn Phường 8, Phường 9 và xã Long Đức. Qua hơn 07 năm triển khai thực hiện, nhiều chương trình của dự án được triển khai đã tác động tích cực đến đời sống của người dân trên địa bàn. Cũng theo bà Nguyễn Thị Ngọc Nhi, 05 chương trình trong dự án được triển khai trong thời gian qua cho người dân như: góp phần cùng với người dân địa phương thúc đẩy, phát triển các giải pháp sinh kế thay thế và nông nghiệp bền vững; nâng cao trách nhiệm giải trình và tình đoàn kết trong cộng đồng nhằm thay đổi kinh tế - xã hội, nhận thức về BĐKH, tăng cường lãnh đạo trẻ và tín nhiệm xã hội; thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ; ứng phó với các tác động của thiên tai và BĐKH bằng các phương pháp lấy con người làm trung tâm; xây dựng các giải pháp xã hội và chính trị cho phụ nữ, trẻ em gái. Đối với thành phố, thông qua các lần hội thảo, từ đó hướng dẫn các phường, xã cách lồng ghép kế hoạch và đề xuất các giải pháp ứng phó phù hợp, hỗ trợ địa phương lập kế hoạch quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
    Mưa liên tục làm ngập lúa tại Phường 8
    Hiện nay trên địa bàn Phường 8 người dân đang tổ chức gieo xạ vụ lúa thu đông được 30 ha. Tuy nhiên trời mưa liên tục khiến nhiều ruộng lúa đang mọc bị úng và hư hại nhiều, khiến nhiều hộ phải gieo xạ lại gây tổn thất cho các hộ.
    Đề phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
    Đề phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
    Sụt lúng
    31.8.2022. có một đoạn đường bị sụt lúng dài 4 mét làm ảnh hưởng bà con và học sinh đi lại.các đoàn thể đi vận động người dân khắc phục lại cho người dân và học sinh đi lại
    Đội thanh niên xung kích Phường 9 phát huy vai trò cùng chính quyền địa phương chung tay xây dựng Phường đạt chuẩn "phường văn minh đô thị."
    Nhằm hưởng ứng phong trào trong cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị của UBND Phường 9, đội TNXK đã lên kế hoạch cụ thể triển khai đến từng thành viên của đội phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các Ban nghành Đoàn thể xây dựng và quản lý tuyến đường xanh, sạch, đẹp và an toàn trên địa bàn Phường. Xác định xây dựng phường đạt chuẩn “phường văn minh đô thị” là nhiệm vụ trọng tâm, liên tục và lâu dài, để chương trình đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn và bền vững hơn, Đội TNXK xác định, người dân phải là là chủ thể, cấp ủy, chính quyền từ phường đến khóm đã tích cực vào cuộc, tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia đóng góp kinh phí mở rộng tuyến đường. Đã phối hợp tổ chức họp dân, cùng bàn bạc, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của người dân, công khai những khoản kinh phí nhà nước đầu tư và nhân dân đóng góp do vậy mà đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân. Phường 9 đã trú trọng vận động mỗi gia đình, hộ dân tham gia trồng và chăm sóc hoa, cây xanh, dọc 2 bên tuyến đường, người dân trong các khóm đã đoàn kết đóng góp tiền và tự tay trồng, chăm sóc nhiều loại cây bóng mát, trên 200 cây hoa hoàng yến, cây điệp…..hai bên đường, góp phần làm đẹp cảnh quan, không gian sống của khóm. Nay người dân khóm 5, phường 9, Thành phố trà Vinh đã được đi trên con đường rộng rãi, sạch đẹp, thoáng mát. Chính từ tuyến đường được xây mới, cải tạo đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân đi lại, giao thương hàng hóa, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, tạo nên một địa phương dần hoàn thiện và phát triển, người dân đã tự mình ý thức hơn trong giữ gìn môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm. Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc tích cực của các Ban, ngành, đoàn thể Lực lương TNXK Phường 9 và sự chung sức đồng lòng hưởng ứng của người dân, đến nay các tuyến đường trên địa bàn phường 9 đã được khoác lên mình chiếc áo mới, xanh, sạch, đẹp, rực rỡ sắc hoa, là một trong những nội dung trong tiêu chí phấn đấu hoàn thành chương trình xây dựng phường đạt chuẩn “Phường Văn minh đô thị” vào cuối năm 2022.
    Mưa lớn làm ngập ruộng lúa trên địa bàn phường 8
    Mưa lớn làm ngập ruộng lúa trên địa bàn phường 8
    CẢNH BÁO THẢM HỌA VỀ SỨC KHỎE DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
    Một nghiên cứu mới công bố ngày 8-8-2022 cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, nắng nóng, hạn hán làm trầm trọng hơn nhiều bệnh truyền nhiễm ở người, như sốt rét, tả… Nhóm nghiên cứu từ 2 trường ĐH Hawaii và ĐH Wisconsin-Madison (đều ở Mỹ) đã xem xét mối tương quan giữa 375 bệnh truyền nhiễm được biết đến và biến đổi khí hậu. Kết quả cho thấy có đến 218 bệnh trở nên tồi tệ hơn bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan biến đổi khí hậu. Tăng phát thải khí nhà kính là thủ phạm trực tiếp. Xem xét 10 dạng hiểm họa khí hậu nhạy cảm với khí nhà kính (lũ lụt, hạn hán, bão, nắng nóng…), các nhà khoa học đã xác định 1.006 con đường mà dịch bệnh từ virus, vi khuẩn, nấm, động - thực vật các loại… có thể bị kích hoạt. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra các nhóm nguyên nhân chính: Hiểm họa khí hậu mang mầm bệnh đến gần con người và đưa con người đến gần mầm bệnh; tác nhân gây bệnh được tăng cường, như nắng nóng buộc virus "chịu nhiệt" phải mạnh hơn, tăng độc lực, gây sốt cao hơn; con người bị suy yếu bởi hiểm họa khí hậu do căng thẳng, phải di tản nên suy dinh dưỡng, mất vệ sinh, không được tiếp cận y tế… AP dẫn lời ông Jonathan Patz, Giám đốc Viện Y tế toàn cầu thuộc Trường ĐH Wisconsin-Madison và là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Nếu khí hậu đang thay đổi, nguy cơ mắc những bệnh này đang thay đổi". Ông Patz nói thêm nên xem những căn bệnh này như "triệu chứng của một trái đất bị bệnh". Trong khi đó, ông Carlos del Rio, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trường Đại Học Emory (Mỹ), kêu gọi thế giới cần ưu tiên ứng phó biến đổi khí hậu và cùng nhau làm việc để ngăn chặn nguy cơ xảy ra thảm họa sức khỏe do biến đổi khí hậu. Diễn biến dịch bệnh Việt Nam đang ngày càng phức tạp hơn Trong khoảng chục năm trở lại đây, ở Việt Nam tình hình dịch bệnh cũng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn. PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết, có sự liên quan mật thiết giữa một số bệnh dịch phát hiện trên người và các tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây. Trong đó, nổi cộm là các bệnh truyền nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng, bệnh do nhiệt độ tăng cao... Còn theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng đều do ô nhiễm vệ sinh môi trường. Ngoài ra, việc nguồn nước bị ô nhiễm, nhiệt độ tăng, nước biển dâng cao, lượng mưa thay đổi, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn phát triển, muỗi gia tăng khiến cho bệnh sốt xuất huyết, sốt rét cũng tăng cao. Việc ô nhiễm nguồn nước khiến cho dịch bệnh đường tiêu hóa bùng phát. Ô nhiễm khí hậu, khói bụi khiến cho các bệnh về phổi như lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen không ngừng gia tăng. Một nghiên cứu về gánh nặng về tăng nhiệt độ đối với con người đã được thực hiện tại Đà Nẵng trong 10 năm cũng cho thấy, hiện tượng sóng nhiệt gia tăng với số ngày nắng nóng trên 35 độ C đã tác động tiêu cực đến sức khỏe con người đặc biệt là cư dân đô thị. Các loại bệnh như: mất ngủ, ăn uống kém, da khô, nóng, khó thở, chóng mặt, nhức đầu ở người dân ghi nhận ngày một nhiều hơn. Nhiệt độ tăng tác động trực tiếp đến những người lao động ngoài trời, làm giảm năng suất công việc, khiến người lao động mất tập trung, tai nạn nghề nghiệp tăng. Trước thực trạng trên, Việt Nam đang nỗ lực triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, cảnh báo các nguy cơ, tăng khả năng ứng phó với thiên tai thảm họa, để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng nói riêng và nền kinh tế nói chung.