Cảnh báo sớm

    Đề phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
    Đề phòng bệnh sốt xuất huyết trong mùa mưa
    Sụt lúng
    31.8.2022. có một đoạn đường bị sụt lúng dài 4 mét làm ảnh hưởng bà con và học sinh đi lại.các đoàn thể đi vận động người dân khắc phục lại cho người dân và học sinh đi lại
    Đội thanh niên xung kích Phường 9 phát huy vai trò cùng chính quyền địa phương chung tay xây dựng Phường đạt chuẩn "phường văn minh đô thị."
    Nhằm hưởng ứng phong trào trong cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị của UBND Phường 9, đội TNXK đã lên kế hoạch cụ thể triển khai đến từng thành viên của đội phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các Ban nghành Đoàn thể xây dựng và quản lý tuyến đường xanh, sạch, đẹp và an toàn trên địa bàn Phường. Xác định xây dựng phường đạt chuẩn “phường văn minh đô thị” là nhiệm vụ trọng tâm, liên tục và lâu dài, để chương trình đạt hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn và bền vững hơn, Đội TNXK xác định, người dân phải là là chủ thể, cấp ủy, chính quyền từ phường đến khóm đã tích cực vào cuộc, tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia đóng góp kinh phí mở rộng tuyến đường. Đã phối hợp tổ chức họp dân, cùng bàn bạc, lắng nghe ý kiến nguyện vọng của người dân, công khai những khoản kinh phí nhà nước đầu tư và nhân dân đóng góp do vậy mà đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân. Phường 9 đã trú trọng vận động mỗi gia đình, hộ dân tham gia trồng và chăm sóc hoa, cây xanh, dọc 2 bên tuyến đường, người dân trong các khóm đã đoàn kết đóng góp tiền và tự tay trồng, chăm sóc nhiều loại cây bóng mát, trên 200 cây hoa hoàng yến, cây điệp…..hai bên đường, góp phần làm đẹp cảnh quan, không gian sống của khóm. Nay người dân khóm 5, phường 9, Thành phố trà Vinh đã được đi trên con đường rộng rãi, sạch đẹp, thoáng mát. Chính từ tuyến đường được xây mới, cải tạo đã tạo điều kiện thuận lợi để người dân đi lại, giao thương hàng hóa, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển, đời sống của người dân được cải thiện, tạo nên một địa phương dần hoàn thiện và phát triển, người dân đã tự mình ý thức hơn trong giữ gìn môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm. Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự vào cuộc tích cực của các Ban, ngành, đoàn thể Lực lương TNXK Phường 9 và sự chung sức đồng lòng hưởng ứng của người dân, đến nay các tuyến đường trên địa bàn phường 9 đã được khoác lên mình chiếc áo mới, xanh, sạch, đẹp, rực rỡ sắc hoa, là một trong những nội dung trong tiêu chí phấn đấu hoàn thành chương trình xây dựng phường đạt chuẩn “Phường Văn minh đô thị” vào cuối năm 2022.
    Mưa lớn làm ngập ruộng lúa trên địa bàn phường 8
    Mưa lớn làm ngập ruộng lúa trên địa bàn phường 8
    CẢNH BÁO THẢM HỌA VỀ SỨC KHỎE DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
    Một nghiên cứu mới công bố ngày 8-8-2022 cho thấy các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, nắng nóng, hạn hán làm trầm trọng hơn nhiều bệnh truyền nhiễm ở người, như sốt rét, tả… Nhóm nghiên cứu từ 2 trường ĐH Hawaii và ĐH Wisconsin-Madison (đều ở Mỹ) đã xem xét mối tương quan giữa 375 bệnh truyền nhiễm được biết đến và biến đổi khí hậu. Kết quả cho thấy có đến 218 bệnh trở nên tồi tệ hơn bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan liên quan biến đổi khí hậu. Tăng phát thải khí nhà kính là thủ phạm trực tiếp. Xem xét 10 dạng hiểm họa khí hậu nhạy cảm với khí nhà kính (lũ lụt, hạn hán, bão, nắng nóng…), các nhà khoa học đã xác định 1.006 con đường mà dịch bệnh từ virus, vi khuẩn, nấm, động - thực vật các loại… có thể bị kích hoạt. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra các nhóm nguyên nhân chính: Hiểm họa khí hậu mang mầm bệnh đến gần con người và đưa con người đến gần mầm bệnh; tác nhân gây bệnh được tăng cường, như nắng nóng buộc virus "chịu nhiệt" phải mạnh hơn, tăng độc lực, gây sốt cao hơn; con người bị suy yếu bởi hiểm họa khí hậu do căng thẳng, phải di tản nên suy dinh dưỡng, mất vệ sinh, không được tiếp cận y tế… AP dẫn lời ông Jonathan Patz, Giám đốc Viện Y tế toàn cầu thuộc Trường ĐH Wisconsin-Madison và là đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: "Nếu khí hậu đang thay đổi, nguy cơ mắc những bệnh này đang thay đổi". Ông Patz nói thêm nên xem những căn bệnh này như "triệu chứng của một trái đất bị bệnh". Trong khi đó, ông Carlos del Rio, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trường Đại Học Emory (Mỹ), kêu gọi thế giới cần ưu tiên ứng phó biến đổi khí hậu và cùng nhau làm việc để ngăn chặn nguy cơ xảy ra thảm họa sức khỏe do biến đổi khí hậu. Diễn biến dịch bệnh Việt Nam đang ngày càng phức tạp hơn Trong khoảng chục năm trở lại đây, ở Việt Nam tình hình dịch bệnh cũng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn. PGS. TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) cho biết, có sự liên quan mật thiết giữa một số bệnh dịch phát hiện trên người và các tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây. Trong đó, nổi cộm là các bệnh truyền nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, căng thẳng, bệnh do nhiệt độ tăng cao... Còn theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng đều do ô nhiễm vệ sinh môi trường. Ngoài ra, việc nguồn nước bị ô nhiễm, nhiệt độ tăng, nước biển dâng cao, lượng mưa thay đổi, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn phát triển, muỗi gia tăng khiến cho bệnh sốt xuất huyết, sốt rét cũng tăng cao. Việc ô nhiễm nguồn nước khiến cho dịch bệnh đường tiêu hóa bùng phát. Ô nhiễm khí hậu, khói bụi khiến cho các bệnh về phổi như lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen không ngừng gia tăng. Một nghiên cứu về gánh nặng về tăng nhiệt độ đối với con người đã được thực hiện tại Đà Nẵng trong 10 năm cũng cho thấy, hiện tượng sóng nhiệt gia tăng với số ngày nắng nóng trên 35 độ C đã tác động tiêu cực đến sức khỏe con người đặc biệt là cư dân đô thị. Các loại bệnh như: mất ngủ, ăn uống kém, da khô, nóng, khó thở, chóng mặt, nhức đầu ở người dân ghi nhận ngày một nhiều hơn. Nhiệt độ tăng tác động trực tiếp đến những người lao động ngoài trời, làm giảm năng suất công việc, khiến người lao động mất tập trung, tai nạn nghề nghiệp tăng. Trước thực trạng trên, Việt Nam đang nỗ lực triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, cảnh báo các nguy cơ, tăng khả năng ứng phó với thiên tai thảm họa, để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng nói riêng và nền kinh tế nói chung.
    Cảnh báo sạt lở
    20.7.2022.ấp Đại An.có một đoạn đường bờ sông.cặp lộ xi măng.lỡ sâu vào 2i mét.dàì 10 mét.làm ảnh hưởng nhiều hộ dân trong ấp và các hộ ở địa phương qua lại đoạn đường này
    Xảy ra đoạn sạt lở tại ấp Ba Lăng, xã kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
    Sáng nay khoảng 9giờ tại nhà ông Châu Hên thuộc ấp Ba Lăng, xa kế Thành đã xảy ra đoạn sạt lở dài khoảng 12m, do triều cường tăng cao, những ngày qua mưa lớn kéo dài nên đã xảy ra hiện tượng sụp lúng đal, trong thời gian chờ đợi khắc phục đoạn sụp đal tại nhà ông Châu Hên đề nghị bà con đi lại cần cảnh giác tránh bị thiệt hại về tài sản và con người, đề nghị các ngành xóm vào cuộc để gia cố kịp thời để bà con yên tâm đi lại thuận tiện cho vận chuyển hàng quá trong thời gian tới.
    Trà Vinh có nguy cơ cao bị ảnh hưởng do bão trong năm 2022, Hơn 750 căn nhà tại các xã ven biển Cà Mau bị hư hại do thiên tai.
    Hai ngày qua, ở Cà Mau xuất hiện dông, lốc kèm theo mưa to làm hư hại hơn 750 căn nhà dân tại các xã ven biển, gần 345ha lúa hè thu và 1 ha rau màu bị ngập úng; ước tổng thiệt hại hơn 5,2 tỷ đồng. Ngày 10/7, Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết trong 2 ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông, lốc kèm theo mưa to đã làm hư hại hơn 750 căn nhà của người dân tại các xã ven biển, trong đó huyện Trần Văn Thời là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có gần 345ha lúa Hè Thu và 1ha rau màu bị ngập úng; một số cây trồng, trụ điện, panô bị đổ ngã... Ước tính, tổng thiệt hại ban đầu do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh là hơn 5,2 tỷ đồng. Ngoài ra, từ ngày 6-10/7, tỉnh Cà Mau ghi nhận có 6 phương tiện thủy, tàu cá bị chìm do thời tiết xấu. Trước tình hình trên, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động triển khai kịp thời biện pháp phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2022. [Cà Mau di dời người dân ở khu vực sạt lở bờ sông Kênh xáng] Đặc biệt, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau khẩn trương, kịp thời thăm hỏi, động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, giúp người dân sớm vượt qua khó khăn để an tâm, ổn định cuộc sống; lực lượng tại địa phương nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Chính quyền địa phương vận động, di dời các hộ dân tại nơi có nguy cơ thiệt hại do thiên tai đến nơi an toàn; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống và ứng phó với các loại hình thiên tai như áp thấp nhiệt đời, bão, dông, lốc, sét, mưa to, gió mạnh trên biển. Người dân cần chủ động chủ động gia cố bờ bao, chuẩn bị phương tiện bơm tát nước và thực hiện các biện pháp thích hợp để làm giảm thất thoát thủy sản nuôi, ngập úng lúa, rau màu khi xảy ra thiên tai... Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên kiểm tra, tu sửa, gia cố những vị trí, hạng mục công trình phòng, chống thiên tai như đê, cống, đập, trạm bơm, khu neo đậu tránh, trú bão; vận hành hợp lý hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo ngăn triều cường xâm nhập; phát huy hiệu quả tiêu thoát nước, chống ngập úng vùng ngọt hóa. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất phù hợp với lịch mùa vụ và diễn biến thời tiết, thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tránh phát sinh thành dịch bệnh. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp chính quyền địa phương ven biển tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ hoạt động ra-vào cửa biển; không cho phép ra biển các tàu cá chưa đủ điều kiện hoạt động theo quy định hiện hành, kể cả phương tiện thủy nội địa tham gia khai thác thủy sản ven bờ. Cũng trong sáng 10/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Nhân dân tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển, xem xét tình hình sạt lở đê biển Tây tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh./. Kim Há (TTXVN/Vietnam+)
    Mưa lớn trên địa bàn phường 8
    Mưa lớn trên địa bàn phường 8
    HIỆN TƯỢNG HẠN HÁN VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HẠN TẠI PHƯỜNG 9 THÀNH PHỐ TRÀ VINH
    Trong nhiều năm gần đây, thiên tai và những hệ lụy từ biến đổi khí hậu là một trong những thách thức rất lớn nhất đối với Việt Nam và trở thành một loại kẻ thù rất đáng gờm, gây ra thiệt hại rất lớn về người, cơ sở hạ tầng và kinh tế. Các hình thức thiên tai: Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn gây lũ lụt, triều cường, nước biển dâng, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, lốc xoáy, cháy rừng, lũ quét, sạt lở đất... diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan, khó lường đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đưa Việt Nam là một trong 10 nước trên Thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Và phường 9, thành phố Trà Vinh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi bão, triều cường, xâm nhập mặn và sạt lở đất và hạn hán. Trong đó, nắng nóng gay gắt do biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình trạng hạn hán tại các khóm 3,4,5,6,9 của phường 9, thành phố Trà Vinh. Như chúng ta đã biết, hạn hán được xếp vào loại thiên tai đứng thứ ba chỉ sau lũ lụt và bão. Nhiệt độ ngày nắng tại phường 9 là 37 độ C, xu hướng tăng dần 38-39 độ C, kéo dài 1-2 tháng không mưa. Hạn hán không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (lúa và hoa màu) của bà con trên địa bàn phường 9, gây thiếu nước sinh hoạt cho người dân mà còn ảnh hưởng đến chăn nuôi tại khóm 3,4,9 (ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho bò: cỏ) do thiếu nước, hạn hán kéo dài là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh da liễu, bệnh đột quỵ,… Đứng trước mỗi đợt hạn hán xảy ra, các cấp bộ, ngành, chính quyền địa phương phường phối hợp với đội trưởng Đội xung kích luôn luôn chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, bảo đảm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt…bằng nhiều biện pháp như: đối với các vùng thường xuyên thiếu nước xem xét chuyển đổi sang cây trồng cạn sử dụng ít nước hơn hoặc không canh tác để tránh thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra; nạo vét thông thoáng kênh mương, sửa chữa các trạm, máy bơm để chống hạn, hỗ trợ bồn chứa nước; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện tốt công tác phòng chống hạn hán; biểu dương khuyến khích những khóm, cá nhân đã chủ động và có những sáng kiến chống hạn mang lại hiệu quả cao…Đồng thời, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết bất lợi để có biện pháp phòng chống hạn kịp thời, hiệu quả nhằm giảm thiệt hại do hạn hán gây ra. Trong các hạn hán Đội xung kích tại phường 9 đã khẳng định được vai trò là lực lượng tại chỗ, kịp thời ứng phó, giúp người dân vượt qua hạn hán. Bên cạnh đó, được sự tài trợ của dự án actionaid, chính quyền địa phương phường phối hợp với Đội xung kích phường 9 thường xuyên tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai…cho các thành viên của Đội xung kích để nhằm nâng cao khả năng ứng phó, cứu nạn cứu hộ, xử lý các tình huống khẩn trương, hiệu quả, giảm thiểu thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra Thay cho lời kết, tự hào khi được là thành viên của Đội xung kích của địa phương, tôi cũng như các thành viên Đội xung kích xin hứa sẽ tiếp tục cống hiến và luôn nỗ lực phấn đấu trong công tác, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân. Bên cạnh đó, thành viên Đội xung kích còn tích cực ra sức học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng sống, chủ động tham gia các lớp tập huấn phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ để góp phần cống hiến cho địa phương cũng như quê hương đất nước./.