Cảnh báo sớm

    Xảy ra đoạn sạt lở tại ấp Ba Lăng, xã kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
    Sáng nay khoảng 9giờ tại nhà ông Châu Hên thuộc ấp Ba Lăng, xa kế Thành đã xảy ra đoạn sạt lở dài khoảng 12m, do triều cường tăng cao, những ngày qua mưa lớn kéo dài nên đã xảy ra hiện tượng sụp lúng đal, trong thời gian chờ đợi khắc phục đoạn sụp đal tại nhà ông Châu Hên đề nghị bà con đi lại cần cảnh giác tránh bị thiệt hại về tài sản và con người, đề nghị các ngành xóm vào cuộc để gia cố kịp thời để bà con yên tâm đi lại thuận tiện cho vận chuyển hàng quá trong thời gian tới.
    Trà Vinh có nguy cơ cao bị ảnh hưởng do bão trong năm 2022, Hơn 750 căn nhà tại các xã ven biển Cà Mau bị hư hại do thiên tai.
    Hai ngày qua, ở Cà Mau xuất hiện dông, lốc kèm theo mưa to làm hư hại hơn 750 căn nhà dân tại các xã ven biển, gần 345ha lúa hè thu và 1 ha rau màu bị ngập úng; ước tổng thiệt hại hơn 5,2 tỷ đồng. Ngày 10/7, Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết trong 2 ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện dông, lốc kèm theo mưa to đã làm hư hại hơn 750 căn nhà của người dân tại các xã ven biển, trong đó huyện Trần Văn Thời là địa phương bị thiệt hại nhiều nhất. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có gần 345ha lúa Hè Thu và 1ha rau màu bị ngập úng; một số cây trồng, trụ điện, panô bị đổ ngã... Ước tính, tổng thiệt hại ban đầu do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh là hơn 5,2 tỷ đồng. Ngoài ra, từ ngày 6-10/7, tỉnh Cà Mau ghi nhận có 6 phương tiện thủy, tàu cá bị chìm do thời tiết xấu. Trước tình hình trên, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau, Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động triển khai kịp thời biện pháp phòng, chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2022. [Cà Mau di dời người dân ở khu vực sạt lở bờ sông Kênh xáng] Đặc biệt, Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau khẩn trương, kịp thời thăm hỏi, động viên các gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, giúp người dân sớm vượt qua khó khăn để an tâm, ổn định cuộc sống; lực lượng tại địa phương nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Chính quyền địa phương vận động, di dời các hộ dân tại nơi có nguy cơ thiệt hại do thiên tai đến nơi an toàn; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng, chống và ứng phó với các loại hình thiên tai như áp thấp nhiệt đời, bão, dông, lốc, sét, mưa to, gió mạnh trên biển. Người dân cần chủ động chủ động gia cố bờ bao, chuẩn bị phương tiện bơm tát nước và thực hiện các biện pháp thích hợp để làm giảm thất thoát thủy sản nuôi, ngập úng lúa, rau màu khi xảy ra thiên tai... Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên kiểm tra, tu sửa, gia cố những vị trí, hạng mục công trình phòng, chống thiên tai như đê, cống, đập, trạm bơm, khu neo đậu tránh, trú bão; vận hành hợp lý hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo ngăn triều cường xâm nhập; phát huy hiệu quả tiêu thoát nước, chống ngập úng vùng ngọt hóa. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng hướng dẫn người dân tổ chức sản xuất phù hợp với lịch mùa vụ và diễn biến thời tiết, thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tránh phát sinh thành dịch bệnh. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp chính quyền địa phương ven biển tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ hoạt động ra-vào cửa biển; không cho phép ra biển các tàu cá chưa đủ điều kiện hoạt động theo quy định hiện hành, kể cả phương tiện thủy nội địa tham gia khai thác thủy sản ven bờ. Cũng trong sáng 10/7, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Nhân dân tỉnh đã đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển, xem xét tình hình sạt lở đê biển Tây tại 2 huyện Trần Văn Thời và U Minh./. Kim Há (TTXVN/Vietnam+)
    Mưa lớn trên địa bàn phường 8
    Mưa lớn trên địa bàn phường 8
    HIỆN TƯỢNG HẠN HÁN VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HẠN TẠI PHƯỜNG 9 THÀNH PHỐ TRÀ VINH
    Trong nhiều năm gần đây, thiên tai và những hệ lụy từ biến đổi khí hậu là một trong những thách thức rất lớn nhất đối với Việt Nam và trở thành một loại kẻ thù rất đáng gờm, gây ra thiệt hại rất lớn về người, cơ sở hạ tầng và kinh tế. Các hình thức thiên tai: Bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn gây lũ lụt, triều cường, nước biển dâng, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, lốc xoáy, cháy rừng, lũ quét, sạt lở đất... diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan, khó lường đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản, đưa Việt Nam là một trong 10 nước trên Thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Và phường 9, thành phố Trà Vinh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi bão, triều cường, xâm nhập mặn và sạt lở đất và hạn hán. Trong đó, nắng nóng gay gắt do biến đổi khí hậu đã dẫn đến tình trạng hạn hán tại các khóm 3,4,5,6,9 của phường 9, thành phố Trà Vinh. Như chúng ta đã biết, hạn hán được xếp vào loại thiên tai đứng thứ ba chỉ sau lũ lụt và bão. Nhiệt độ ngày nắng tại phường 9 là 37 độ C, xu hướng tăng dần 38-39 độ C, kéo dài 1-2 tháng không mưa. Hạn hán không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (lúa và hoa màu) của bà con trên địa bàn phường 9, gây thiếu nước sinh hoạt cho người dân mà còn ảnh hưởng đến chăn nuôi tại khóm 3,4,9 (ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cho bò: cỏ) do thiếu nước, hạn hán kéo dài là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các bệnh da liễu, bệnh đột quỵ,… Đứng trước mỗi đợt hạn hán xảy ra, các cấp bộ, ngành, chính quyền địa phương phường phối hợp với đội trưởng Đội xung kích luôn luôn chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, bảo đảm cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt…bằng nhiều biện pháp như: đối với các vùng thường xuyên thiếu nước xem xét chuyển đổi sang cây trồng cạn sử dụng ít nước hơn hoặc không canh tác để tránh thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra; nạo vét thông thoáng kênh mương, sửa chữa các trạm, máy bơm để chống hạn, hỗ trợ bồn chứa nước; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, thực hiện tốt công tác phòng chống hạn hán; biểu dương khuyến khích những khóm, cá nhân đã chủ động và có những sáng kiến chống hạn mang lại hiệu quả cao…Đồng thời, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết bất lợi để có biện pháp phòng chống hạn kịp thời, hiệu quả nhằm giảm thiệt hại do hạn hán gây ra. Trong các hạn hán Đội xung kích tại phường 9 đã khẳng định được vai trò là lực lượng tại chỗ, kịp thời ứng phó, giúp người dân vượt qua hạn hán. Bên cạnh đó, được sự tài trợ của dự án actionaid, chính quyền địa phương phường phối hợp với Đội xung kích phường 9 thường xuyên tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai…cho các thành viên của Đội xung kích để nhằm nâng cao khả năng ứng phó, cứu nạn cứu hộ, xử lý các tình huống khẩn trương, hiệu quả, giảm thiểu thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra Thay cho lời kết, tự hào khi được là thành viên của Đội xung kích của địa phương, tôi cũng như các thành viên Đội xung kích xin hứa sẽ tiếp tục cống hiến và luôn nỗ lực phấn đấu trong công tác, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người dân. Bên cạnh đó, thành viên Đội xung kích còn tích cực ra sức học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng sống, chủ động tham gia các lớp tập huấn phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn cứu hộ để góp phần cống hiến cho địa phương cũng như quê hương đất nước./.
    Nguy cơ tai nạn đuối nước sau khắc phục sạt lở, rất mong bà con Khóm 3 Phường 9, Trà Vinh chú ý!
    Sau khi khắc phục sạt lở tại con đường đê bao chống ngập vừa được xây dựng thuộc địa bàn khóm 3, phường 9, Tp. Trà Vinh, về cơ bản đã được khắc phục. Tuy nhiên, nguy cơ đuối nước và tai nạn giao thông lại từng ngày đe dọa đến đời sống và tính mạng của cộng đồng địa phương. Hiện nơi này vẫn chưa có biển cảnh báo nước sâu, cảnh báo nguy cơ sạt lở lặp lại. Vào chiều tối, khu vực này không có thiết bị chiếu sáng, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Vào ban ngày, trẻ em có thể đến đây tắm sông, gây lo lắng cho các gia đình có con nhỏ nhưng bận việc đồng áng, không có nhiều thời gian chăm sóc, đặc biệt là kỳ nghỉ hè 3 tháng đã bắt đầu. Kính mong quý bà con cực kỳ chú ý vị trí này. Mong mỏi được sự quan tâm của các ngành chức năng, xem xét, khảo sát địa điểm lắp đặt biển cảnh báo nguy hiểm trên con đường này, đặc biệt là những nơi tập trung nhiều hộ dân như trên.
    Xây dựng khung lồng ghép phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phường 9, TPTV
    Ngày 21/06/2022, Hội thảo lồng ghép phòng chống thiên tai, BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã đã diễn ra với hình thức trình chiếu, thuyết trình diễn giải kết hợp thảo luân với sự tham dự của đai diện phòng kinh tế Thành phố Trà Vinh, đại diện lãnh đạo HĐND-UBND-UBMTTQVN phường, Đại diện Công an-Quân sự và các nghành đoàn thể phường, Đội TNXK và trưởng BND 8 khóm… Hội thảo do Ban quản lý dự án hỗ trợ phát triển thành phố Trà Vinh phối hợp với UBND phường 9 tổ chức. Trước những diễn biến thiên tai và thời tiết ngày càng bất thường và phức tạp. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm gia tăng các nguy cơ, hiểm hoạ do thiên tai gây ra, đe doạ đến tính mạng con người và gây tổn thất về kinh tế xã hội. Vì vậy, việc lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là yêu cầu cấp thiết. Mục tiêu của việc lồng ghép này nhằm đảm bảo cho các mục tiêu kinh tế xã hội phát triển bền vững, giảm các tổn thương do rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra, góp phần thay đổi nhận thức và hành động trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp hướng đến mục tiêu hài hoà giữa phát triển kinh tế xã hội với sự an toàn của cộng đồng trước thiên tai. Lồng ghép biến đổi khí hậu là sự cân nhắc đưa các vấn đề về biến đổi khí hậu (BĐKH) vào quá trình hoạch định và thực thi các chính sách phát triển, đặc biệt là chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Mục đích của việc lồng ghép nhằm đảm bảo tính bền vững của các chính sách phát triển kinh tế – xã hội các cấp trước tác động của biến đổi khí hậu. Buổi hội thảo diễn ra trong thời gian 1 ngày, tại buổi hội thảo này đại biểu được nghe tổ tư vấn giới thiệu thông tư 10/2022 của Bộ KH&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện lồng ghép phòng chống thiên tai, BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã, và đại diện đội TNXK giới thiệu các loại hình thiên tai thường xảy ra trên địa bàn phường 9 cũng như các nguyên nhân giải pháp thích ứng với thiên tai, đặc biêt là giải pháp PCTT vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã. Buổi hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp.
    Sạt lở nguy hiểm tại ấp Bồ Đề
    Ngày 24/5/2022 tại gần cầu 5 Nhiễu thuộc ấp Bồ Đề, xã Kế Thành do mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường đã dẫn đến sạt lở đường đi với chiều dài khoảng 3m, bà con qua lại khu vực này cần chú ý quan sát, đặc biệt không cho trẻ em đến gần khu vực này để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
    Sụp Đal tại ấp Bưng Túc
    Thời gian qua các đoạn đường Đal thuộc địa bàn xã Kế Thành đã xảy ra nhiều điểm bị sạt lỡ đất làm sụp đal, tuy nhiên chính quyền địa phương và nhân dân đã cùng nhau sữa chữa và gia cố. Nhưng tình trạng sạt lỡ vẫn còn xảy ra nhiều. Cụ thể điểm sạt lỡ làm sụp lổ Đal tại trước cửa nhà ông Trần Mừng Hên ấp Bưng Túc đã làm sụp lỗ Đal với chu vi khoản 2m², do đó nguy cơ có thể làm sụp đal là rất cao. Do hiện nay đang trong mùa mưa và nước lớn dân cao, ghe lớn qua lại đường này rất nhiêu, trước tình trạng trên rất mong bà con và các em học sinh khi lưu thông qua đoạn đường này chú ý. Vì đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông, bà con và các em học sinh hạn chế tốc độ khi chạy qua. Đặc biệt là trẻ em nhỏ không cho đi lại khu vực này. An toàn và thận trọng khi tham gia giao thông là điều mà tất cả mọi người cần quan tâm.
    Tình hình cầu xuống cấp trầm trọng sẽ xảy ra tai nạn tại ấp Thành Tân, xã kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
    Cảnh báo cho bà con trong và ngoài xã biết hiện nay cầu Ông 2 Trình thuộc địa điểm ấp Thành Tân, xã kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, dài 25m, rộng 1,8m, cây cầu 2 Trình nối liền 2 ấp kinh Giữa 2 và Thành Tân đã xuống cấp trầm trọng xảy ra hiện tượng rảy trụ giữa của nhịp cầu nên khi qua lại sẽ rất dễ xảy ra tai nạn có thể ảnh hưởng đến người và phương tiện, đề nghị bà con cảnh giác khi qua lại co dấu hiệu bất thường thì bà con hãy trụ động quay lại để tránh thiệt hại về tài sản và con người.
    Sụp đal vài điểm trên tuyến đường ấp Kinh Giữa 1 xã Kế Thành
    Tuyến đường đal ấp Kinh Giữa 1, xã Kế Thành thuộc tỉnh lộ 932C, qua thời gian dài sử dụng, nhiều đoạn trên tuyến đường đal này bị sụp lún, đặc biệt nhiều đoạn ở phần chân đê đã bị sạt lở, không còn chân đất bảo vệ, nguy cơ sạt lở rất cao khi triều cường và nước dâng...có thể thấy nhiều đoạn đường đal bị hư hỏng mặt đường rất lớn, người dân ở nơi khác qua lại nơi đây không quen đường rất dễ xảy ra tai nạn. Rất mong bà con khi đi ngang tuyến lộ giảm tốc độ, chú ý quan sát...