Cảnh báo sớm

    Tình hình dịch bệnh covid 19 tại phường 8
    Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn phường 8 đang diễn biến phức tạp, người dân cần tuân thủ các biện pháp 5K để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình
    Trà Vinh thí điểm điều trị tại nhà với F0 có tải lượng virus thấp
    Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh vừa có công văn chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nhanh chóng triển khai thí điểm việc điều trị F0 tại nhà do khả năng điều trị tập trung của tỉnh đã quá tải. Bước đầu, Trà Vinh triển khai thí điểm điều trị tại nhà đối với các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 có tải lượng virus thấp (giá trị CT > 20) và dưới 50 tuổi; trước hết áp dụng việc điều trị tại nhà đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức hoặc một số người dân có điều kiện (Sở Y tế có hướng dẫn cụ thể); chú ý trước cửa nhà phải có bảng thông báo để người dân biết. Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc cấp thuốc, điều trị bệnh COVID-19 cho trạm y tế các xã, phường, thị trấn để cấp cho bệnh nhân điều trị tại nhà. Sau đó, đánh giá hiệu quả, kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm để triển khai nhân rộng. Đối với các trường hợp F1, phân loại nguy cơ từng trường hợp để xem xét việc cách ly tại nhà hoặc tập trung phù hợp nhưng phải đảm bảo đúng các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định. Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, các sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nâng cao năng lực, chất lượng trạm y tế cấp xã; thành lập ngay khoa, phòng chuyên điều trị COVID-19 có triệu chứng nhẹ trong các bệnh viện đa khoa khu vực, trung tâm y tế cấp huyện, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đồng thời nâng cấp Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành bệnh viện điều trị chuyên sâu đối với các trường hợp nhiễm COVID-19 diễn biến nặng. Tỉnh cũng tăng cường quản lý công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các công ty, doanh nghiệp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Trà Vinh, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố làm việc với lãnh đạo và các bộ phận quản lý của các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn, yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp sản xuất an toàn, hiệu quả; cam kết phải báo cáo trung thực, không giấu bệnh, nếu phát hiện nơi nào báo cáo không đúng dẫn đến lây lan dịch bệnh nghiêm trọng thì xử lý theo quy định của pháp luật. Tính đến tối 19/11, tỉnh Trà Vinh ghi nhận 5.072 ca dương tính với SARS-CoV-2, tỉnh đã điều trị khỏi bệnh 2.562 ca và có 36 ca tử vong. Hiện toàn tỉnh còn 2.474 bệnh nhân mắc COVID-19 đang được điều trị. Tuy nhiên, 7 bệnh viện dã chiến và 3 khu thu dung, điều trị bệnh nhân COVID -19 ở Trà Vinh chỉ có tổng quy mô 1.320 giường bệnh./. Nguồn: TTXVN
    Mưa To
    Ngày và đêm hôm qua (23/11), ở khu vực từ Quảng Trị đến Khánh Hòa đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa đo được từ 07h ngày 23/11 đến 07h ngày 24/11) như: Lộc Thủy (Thừa Thiên Huế) 192.0mm, Hồ Truồi (Thừa Thiên Huế) 193.8mm, Hòa Bắc (Đà Nẵng) 188.6mm, Trà Giáp (Quảng Nam) 180.4mm, Trà Hiệp (Quảng Ngãi) 218.8mm,… Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên ngày và đêm nay (24/11), ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 100mm. Ngoài ra, do ảnh hưởng của rìa phía Bắc rãnh áp thấp có trục ở khoảng 4-7 độ Vĩ Bắc nên ngày hôm nay (24/11), ở Ninh Thuận, Bình Thuận và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 30-50mm, có nơi trên 70mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
    Dự báo hạn mặn mùa khô 2021-2022 đến sớm, nông dân Trà Vinh và Sóc Trăng cần lưu ý những gì?
    Tình trạng xâm nhập mặn trong mùa khô 2021-2022 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ đến sớm, tác động sâu hơn so với mức trung bình nhiều năm trở lại đây. Dự báo này được Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đưa ra dựa trên các số liệu mực nước ở các hồ chứa thượng lưu sông Mekong đang thấp, tình hình nguồn nước sông Mekong, cùng với diễn biến của thủy triều khu vực hạ nguồn. Đối vơi tình hình thủy triều mùa khô năm 2021-2022, từ tháng 11 đến tháng 12/2021 có xu thế cao hơn mực nước đỉnh triều trung bình nhiều năm. Từ tháng 1 đến tháng 3/2022, mực nước đỉnh triều có xu thế giảm dần ở mức tương đương trung bình nhiều năm. Trong thời gian này có 3 đợt triều cường: từ ngày 2 đến 4/1, từ ngày 31/1 đến 3/2 và từ ngày 1/3 đến 6/3, trong đó đợt triều cường đầu tháng 1/2022 là lớn nhất mùa khô năm 2022. Thêm vào đó, mùa gió chướng bắt đầu hoạt động ngay từ đầu mùa khô là yếu tố góp phần đẩy mặn xâm nhập xâu vào hệ thống kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, ở thời điểm cao nhất, xâm nhập mặt có khả năng ảnh hưởng đến 15.000 ha lúa ở tỉnh Trà Vinh, 20.000 ha lúa ở tỉnh Sóc Trăng. Cùng với đó, xâm nhập mặn có khả năng ảnh hưởng đến 11.300 ha vùng canh tác lúa-tôm và 3.400 ha vùng cây ăn trái của tỉnh Sóc Trăng. Tổng cục Thủy lợi khuyến cáo các địa phương cần có kế hoạch chủ động sản xuất, bố trí mùa vụ để né tránh mặn, thực hiện các giải pháp trồng trọt để giảm thiểu thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp. Đối với diện tích cây ăn trái, cần tích trữ nước tối đa vào các mương, liếp, ao và các dụng cụ chứa nước nhằm chủ động nguồn nước tưới khi xảy ra các đợt mặn xâm nhập sâu, nồng độ cao hơn sức chịu mặn của cây trồng. Tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng được khuyến cáo hoàn thành xuống giống vụ lúa Đông Xuân ngay trong tháng 10/2021 để né hạn mặn, đồng thời tiến hành nạo vét kênh mương để trữ nước ngọt và có kế hoạch đóng kín dần các cống từ phía biển lên thượng lưu từ tháng 11/2021. Ở những khu vực không chịu ảnh hưởng trực tiếp của xâm nhập mặn cũng cần đề phòng tình trạng hạn hán, thiếu nước do lượng mưa thiếu hụt và nguồn nước từ thượng nguồn về thấp.
    Mưa cộng với triều cường làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con. Làm đổ, ngã lúa của nông dân đang chuẩn bị thu hoạch
    Ngày 20/11/2021, do ảnh hưởng của trời mưa cuối năm đã làm ngập úng một số khu vực trũng, gây thiệt hại lúa thu đông của bà con nông dân trồng các giống lúa Siêu gà (OM 202).mưa gió làm ngã, đổ lúa chuẩn bị thu hoạch. gây thiệt hại trên 80 phần trăm năng xuất lúa.
    Sạt lở đal tại ấp An Định thị trấn Kế Sách
    Do tình hình thời tiết, mưa lớn kéo dài ảnh hưởng đáng kể đến các công trình giao thông nông thôn. Điển hình trên địa bàn ấp An Định thị trấn Kế Sách xảy ra một đoạn sụp đal với chiều dài khoảng 2m, làm cản trở quá trình đi lại giao thương hàng hoá của bà con. Rất mong bà con khi đi ngang đoạn đường này chú ý quan sát, hạn chế tốc độ.
    Triều cường dâng cao gây sạt lở tại ấp Bưng Túc, xã Kế Thành
    Thời tiết mưa lớn những ngày qua cùng với triều cường dâng cao đã làm sạt lở đoạn tại nhà ông Trần Hoàng Sơn dài 15m tại ấp Bưng Túc, xã kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, đây là tuyến đường kết nối về trung tâm xã, đi ngang qua Trại giống và Hợp tác xã Bưởi 5 roi - Da xanh Kế Thành. Đây cũng là con đường để người dân đi lại vận chuyển buôn bán, các em nhỏ đi học hàng ngày. Do đó, trong thời gian đợi gia cố đề nghị bà con hạn chế qua lại khu vực sạt lở, không để trẻ em đi lại một mình quanh khu vực này nhất là khi nước lớn sẽ rất nguy hiểm
    Sạt lở ấp Ba lăng, xã kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
    Sáng ngày 26/10/2021 mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở 1 đoạn tại nhà ông Biện Thành Luân dài 14m thuộc ấp Ba lăng, xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, đây là đoạn đường huyết mạch dẫn về trung tâm chợ Kế Sách cũng là con đường duy nhất bà con ấp Ba Lăng đi lại, vận chuyển hàng hóa, các em nhỏ đi học hàng ngày. Do đó, trong thời gian đợi gia cố đề nghị bà con hạn chế qua lại khu vực sạt lở, không để trẻ em đi lại một mình quanh khu vực này nhất là khi nước lớn sẽ rất nguy hiểm
    Xảy ra 1 đoạn sạt lở tại ấp Ba Lăng, xã kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
    Mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở 1 đoạn tại nhà ông Huỳnh Văn Hiệp dài 12m thuộc ấp Ba lăng, xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, đây là đoạn đường huyết mạch dẫn về trung tâm chợ Kế Sách cũng là con đường duy nhất bà con ấp Ba Lăng đi lại, vận chuyển hàng hóa, các em nhỏ đi học hàng ngày. Tuy đã được người dân gia cố tạm thời bằng cây cao nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Do đó, trong thời gian đợi gia cố đề nghị bà con hạn chế qua lại khu vực sạt lở, không để trẻ em đi lại một mình quanh khu vực này nhất là khi nước lớn sẽ rất nguy hiểm
    CHÚ Ý KHI QUA LẠI CẦU ÚT HÒA (ẤP CÂY SỘP)
    Hiện tại, cầu Út Hòa tại ấp Cây Sộp, xã Kế Thành đang bị xuống cấp nghiêm trọng, mặt đal của cầu đã hư hỏng với chiều dài lỗ hỏng 1,5m, ngang khoảng 1m, người dân phải lấy ván lót tạm, lang cang cầu bị nứt 1 phần và rơi xuống sông. Tình trạng cầu hiện nay không đảm bảo an toàn cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân trong thời gian tới. Do đó, trong thời gian chờ đợi sửa chữa cầu, bà con khi qua lại trên cầu cần chú ý đi chậm, tránh chở vật nặng, cồng kềnh khi qua cầu, đồng thời hạn chế cho con em đi lại trên cầu nhất là vào mùa mưa