Cảnh báo sớm

    Dấu hiệu sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên tuyến đê bao chông ngập tại địa bàn Khóm 3, Phường 9, Trà Vinh.
    Trên tuyến bờ bao ven sông Long Bình, địa bàn khóm 3, phường 9 xuất hiện vết rạn nứt lớn ngay giữa lòng đường, kính mong quý bà con chú ý khi di chuyển, các phương tiện xe ô tô, xe tải nặng không nên lưu thông để tránh tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.
    Hoa kiểng cho dịp Tết bị "mắc mưa" - nông dân Trà Vinh lao đao
    Những ngày đầu tháng 12, người trồng hoa tại các tỉnh phía Nam nói chung và Trà Vinh nói riêng luôn trong tình trạng thấp thỏm vì lo trời mưa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoa Tết. Năm nay người trồng hoa kiểng và rau màu phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại TP Trà Vinh gặp rất nhiều khó khăn vì thời tiết bất thường. Mưa nhiều kết hợp triều cường khiến nhà vườn tốn thêm chi phí sản xuất. Trà Vinh có 02 làng nghề hoa kiểng tập trung ở xã Long Đức và Phường 4, thành phố Trà Vinh. Hàng năm, số lượng hoa kiểng cung cấp thị trường ngoài tỉnh khá lớn, đem lại nguồn thu lớn cho các hộ trồng hoa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vào những tháng cuối năm. Ông Nguyễn Văn Nam, ấp Long Bình cho biết: "cơn mưa liên tục cuối mùa vừa qua làm cho hoa giấy rụng lá, ông tốn thêm khoản chi phí để bón phân kích thích cho hoa ra lá và cắt tỉa cành để phục hồi kịp thị trường Tết. " Có mặt tại ruộng cúc Tết hơn 1.000 chậu của mình, ông Tùng nói: "Chưa năm nào thời tiết bất lợi với người trồng hoa như năm nay. Mưa liên tục khiến hoa bị úng. Cũng may tôi phun thuốc để xử lý kịp thời mới giữ được, nhưng chi phí đội lên rất nhiều". Theo hầu hết người trồng hoa ở thời điểm này, nếu may mắn và thời tiết thuận lợi từ giờ tới cận Tết thì có thể cung ứng được khoảng 80% số hoa kiểng. Để có được những mẫu hoa ưng ý, cung cấp ra thị trường dịp Tết Nguyên đán thì cuối tháng 11 âm lịch được xem là thời điểm quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của cả vụ hoa. Nhiều nhà vườn đang hối hả kích thích để hoa gượng dậy sau đợt mưa vừa rồi. Với người trồng hoa, mỗi vụ hoa Tết đều xen lẫn niềm vui và nỗi buồn. Thành công năm nay chưa chắc đã là bảo chứng cho năm sau, niềm vui của người này có thể là nỗi buồn của người khác.
    Việt Nam tái khẳng định cam kết mạnh mẽ về chống biến đổi khí hậu tại COP27
    Hội nghị lần thứ 27 các Bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập từ ngày 6-18/11, nhằm giải quyết các vấn đề then chốt để ứng phó với tác động biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới ngưỡng 1,5 độ C. Tại hội nghị về biến đổi khí hậu toàn cầu lần này, Việt Nam tái khẳng định cam mẽ mạnh mẽ của mình trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đồng thời phát đi thông điệp “cam kết đi đôi với hành động” trong thực hiện các mục tiêu khí hậu. Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi Trường Trần Hồng Hà đã trả lời phỏng vấn TTXVN về các giải pháp, chiến lược của Việt Nam trong thực hiện cam kết về khí hậu. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết Chính phủ đã ban hành chiến lược về biến đổi khí hậu, cụ thể hóa các mục tiêu cam kết cũng như những nhiệm vụ mà các bộ, ngành và địa phương cần thực hiện. Trong đó, Việt Nam xác định những nhiệm vụ và mục tiêu để thực hiện bằng nội lực của mình, cũng như nhóm nhiệm vụ cụ thể mà Việt Nam cần có sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, tại COP27, Việt Nam sẽ tiếp tục cùng với các nước trên thế giới trao đổi, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để huy động nguồn lực đóng góp từ các nước phát triển. Nguồn lực này cần được phân bổ một cách minh bạch, cân bằng cho các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng của các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Bộ trưởng cho rằng giải pháp để thực hiện điều đó chính là chuyển đổi năng lượng. Đây là nhiệm vụ mà Việt Nam đã xác định rõ lộ trình. Việt Nam tích cực và chủ động thực hiện các cam kết của mình bằng các nguồn lực huy động trong nước cũng như thông qua sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là cơ chế của thỏa thuận COP26. Chủ đề của COP27 là “chung tay thực hiện”, bao gồm cả vấn đề thích ứng và phòng chống thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra đối với các nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Các nước tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu cần nỗ lực để giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C và hướng tới mức phát thải bằng “0” vào năm 2050 hoặc có thể sớm hơn. Hiện Việt Nam đang đàm phán về những vấn đề Việt Nam cần sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Để đưa ra những cam kết mục tiêu cụ thể, các điều kiện hỗ trợ càng phải chi tiêu hơn nhằm đảm bảo tính hiệu quả của cơ cấu nguồn vốn, chính sách ưu đãi của mỗi nguồn vốn, cũng như hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật như đánh giá sớm tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam, giúp Việt Nam đưa ra quy hoạch tổng thể, bao gồm nguồn điện tái tạo, các ngành công nghiệp phụ trợ, các hệ thống hạ tầng truyền tải điện thông minh, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất hydro xanh… để phát huy tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu ở trong nước, lĩnh vực năng lượng tái tạo có thể đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu năng lượng ở Đông Nam Á, châu Á và trên thế giới trong tương lai. Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN).
    Dự báo thời tiết tại Trà Vinh trong tuần
    Dự báo thời tiết tại Trà Vinh trong tuần
    Dự báo thời tiết tại Trà Vinh trong tuần
    Dự báo thời tiết tại Trà Vinh trong tuần
    Ứng phó tác động biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
    Những tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống, kế sinh nhai của hàng ngàn người dân ĐBSCL. Giải pháp nào để ĐBSCL phát triển bền vững đang là một bài toán khó. . Xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt Theo Viện Nhiệt đới môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ quân sự), những năm gần đây, việc xây dựng các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia thượng nguồn sông Mê Công đã làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền, sông Hậu vào Việt Nam, dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn tại một số tỉnh ven biển ĐBSCL diễn ra ngày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường và đặc biệt không tuân theo quy luật tự nhiên. Các sông chính và kênh nhánh bị nhiễm mặn sớm hơn, ranh giới nhiễm mặn vào sâu hơn trong nội đồng. Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất, công trình xây dựng của ĐBSCL. Một nghiên cứu của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam (Bộ NN-PTNT), cho thấy, hiện nay xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL diễn ra sớm hơn từ 1-1,5 tháng so với những năm trước đây và thời gian diễn ra dài hơn. Độ mặn đầu mùa khô lớn hơn giữa mùa. Tình trạng này diễn ra ngược lại với quy luật xâm nhập mặn trước đây. Độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 đến tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở Biển Đông, vùng Biển Tây hoặc cả hai. Số liệu thống kê cho thấy, đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 đã khiến 600.000 người dân ở ĐBSCL thiếu nước sinh hoạt và 160.000ha đất bị nhiễm mặn. Kết quả nghiên cứu của Bộ TN-MT trong năm 2020 cũng đã chỉ ra rằng, xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang ở mức độ gay gắt và khốc liệt, các sông và kênh nhánh tại khu vực ĐBSCL xuất hiện các thời điểm có dòng chảy thấp, biến động khó lường, làm cho độ mặn gia tăng về cường độ, diễn ra sớm và tồn tại lâu, dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân. Cả 13 địa phương thuộc ĐBSCL đều đã bị nhiễm mặn; đã có 10 tỉnh, thành phố công bố tình trạng xâm nhập mặn trên diện rộng, bao gồm: Cà Mau, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang. Mặt khác, theo kịch bản nghiên cứu của Bộ TN-MT, nếu mực nước biển dâng khoảng 100cm vào năm 2100, thì có khoảng 10% dân số ở ĐBSCL bị ảnh hưởng trực tiếp do mất đất. Tổn thất thiệt hại do nước biển dâng gây ra đối với lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam có thể lên tới 43 tỷ USD từ năm 2020-2100; trong đó ĐBSCL là khu vực chịu phần lớn tổn thất này (52,39%), và Kiên Giang là địa phương chịu tác động tổn thất, thiệt hại lớn nhất. Đồng bộ giải pháp Thời gian qua, các bộ, ngành, đơn vị liên quan đã triển khai nhiều kế hoạch, dự án hành động liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến ứng phó với BĐKH cho khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Theo TS Nguyễn Văn Hồng, Viện Khoa học khí tượng thủy và biến đổi khí hậu (Bộ TN-MT), tổn thất và thiệt hại do nước biển dâng tại khu vực ĐBSCL là rất cao - ngay cả khi triển khai các giải pháp thích ứng công trình cứng (xây dựng đê, đập ngăn mặn) và các giải pháp thích ứng mềm (thay đổi sinh kế nông dân, phương thức canh tác). Do vậy, cần phải có một giải pháp đồng bộ cũng như một kế hoạch tổng thể để triển khai, hành động góp phần giảm thiểu những thiệt hại cho vùng ĐBSCL. Đơn cử, cần đẩy mạnh giải pháp thoát lũ trên các lưu vực sông và lòng sông cho khu vực ĐBSCL; thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, thích ứng với BĐKH; đẩy mạnh giải pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; tăng cường giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước để đảm bảo sử dụng nước hiệu quả; ngăn chặn các nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. PGS-TS Lê Anh Kiên, Viện trưởng Viện Nhiệt đới môi trường, cũng cho rằng, khoa học - công nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm các giải pháp thích ứng với BĐKH hiện nay. Thời gian qua, Viện Nhiệt đới môi trường đã có nhiều nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ chế tạo các sản phẩm phù hợp với điều kiện của vùng ĐBSCL trong bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH. Chẳng hạn đã chế tạo, lắp đặt các túi mềm chứa nước ngọt trong mùa mưa để sử dụng trong mùa khô. Túi mềm chứa nước được chế tạo từ vật liệu polymer gia cường sợi, dung tích chứa từ 1-20m3, có thể ứng dụng trong thu gom, tích trữ nước mưa phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho người dân (có tuổi thọ sử dụng trên 10 năm). Không những thế, Viện Nhiệt đới môi trường cũng chế tạo ra sản phẩm đê mềm nhồi cát chống ngập, chống sạt lở bờ sông. Đê được xây dựng trên cơ sở phần lõi là các ống địa kỹ thuật, được sản xuất bằng một loại vải có độ bền cao, được bơm đầy cát, bùn và xếp chồng lên nhau, tùy theo cao trình. So với công trình được xây dựng bằng bê tông cốt thép thì các công trình mềm có rất nhiều ưu điểm vượt trội, như kết cấu công trình linh hoạt, chịu được chấn động và hiện tượng lún, phù hợp với vùng có địa chất nền mềm yếu, thời gian thi công nhanh, kỹ thuật thi công đơn giản, vận hành an toàn. Hay sản phẩm đập cao su - một công trình thủy lợi làm việc như đập tràn hay cống có cửa, có chức năng ngăn nước, tăng cường khả năng tích nước, điều tiết mực nước, lưu lượng qua đập. Đập cao su vừa có tác dụng cắt lũ vừa tích trữ nước sử dụng trong mùa khô. “Ngoài ra, hiện viện cũng đã nghiên cứu thành công các hệ thống xử lý nước nhiễm mặn với độ mặn 5% thành nước sinh hoạt đạt quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT để phục vụ cho sinh hoạt”, PGS-TS Lê Anh Kiên thông tin. Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), từ cuối năm 2014, hiện tượng El Nino đã ảnh hưởng đến nước ta, làm cho nền nhiệt tăng cao, thiếu hụt lượng mưa, gây ra tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, làm thiệt hại nặng nề đến sản xuất và dân sinh. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Nam Trung bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL. Hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn đã làm cho 2 triệu người dân thiếu nước sinh hoạt; 1,75 triệu người mất sinh kế; 400.000 người có nguy cơ bị dịch bệnh liên quan đến nước; 27.500 trẻ em và 39.000 phụ nữ bị suy dinh dưỡng./.
    Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển TPTV tổ chức hội thảo vận động ngân sách nhà nước nhân rộng mô hình sinh kế bền vững có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.
    Ngày 29/10, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển thành phố Trà Vinh tổ chức hội thảo vận động ngân sách nhà nước nhân rộng mô hình sinh kế bền vững có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và các thực tiễn tốt. Tham dự hội thảo có Bà Nguyễn Thị Ngọc Nhi, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trà Vinh. Chương trình hỗ trợ phát triển thành phố Trà Vinh ra mắt và đi vào hoạt động từ ngày 23/9/2015. Qua 07 năm hoạt động, tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình dự án tiêu biểu ở thành phố Trà Vinh và mang lại nhiều tác động tích cực đến đời sống của người dân trên địa bàn vùng dự án. Một trong số đó là Dự án “Xây dựng năng lực cho cộng đồng nhằm ứng phó với thiên tai” giai đoạn 2 từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 7 năm 2022 do tổ chức Bánh mỳ thế giới và tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam tài trợ, Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam thực hiện. Với mục tiêu chung là giúp các cộng đồng dễ bị tổn thương ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng ứng phó tốt hơn với các mối nguy hại môi trường khó lường. Một trong những hoạt động nổi bậc của dự án trong suốt thời gian thực hiện là hỗ trợ cùng với người dân ở phường 8, phường 9 và xã Long Đức thực hiện các mô hình sinh kế như: nuôi ếch, nuôi lươn, trồng nấm bào ngư, nuôi ốc nhằm mục tiêu tạo sinh kế bền vững cho người dân, từ đó từng bước giúp người dân thoát nghèo.Có thể nói dự án đã mang lại nhiều hiệu quả và thành công nhất định cho cộng đồng và chính quyền địa phương trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi để thích ứng cao với thiên tai và biến đổi khí hậu. Qua hội thảo, Ban Quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển thành phố Trà Vinh muốn chia sẻ, vận động các bên liên quan và chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu thành công, các thực tiễn tốt của dự án, thông qua đó chính quyền địa phương các cấp nhìn thấy những thay đổi tích cực trong công tác phòng ngừa và thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu mà dự án đã đạt được, đưa ra những chính sách hợp lý, hỗ trợ nhân rộng các mô hình sinh kế hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu từ dự án. Dịp này, các đại biểu được tham quan thực tế mô hình nuôi ốc bươu, trồng nấm bào ngư của các hộ dân ở Phường 9 và xã Long Đức. Đây là mô hình sinh kế từng bước giúp người dân thoát nghèo. /.
    Ngăn ngừa khắc phục xâm nhập mặn tại huyện kế sách tỉnh sóc trăng thuộc địa bàn xã an nhơn
    Sáng ngày 30/10/2022 đội xung kích và toàn thể bà con trên địa bàn ấp An Nhơn , xã Thới An Hội, đã thực hiện tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện ngăn ngừa xâm nhập mặn, nhằm giúp cho bà con an tâm sản xuấn hoa màu và cây ăn trái tại địa phương.
    SẠT LỞ TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
    Ngày 28/10 2022, trên địa bàn ấp An Nhơn xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng xảy ra sạt lở đất ngay cống Tà ôm gần nhà ông Lý Luôn. Chiều dài đoạn sạt lở là 5m chiều ngan 1,5 m . Đoạn sạt lở xảy ra làm ảnh hưởng đến sự đi lại của người dân sinh sống trên tuyến đường ấp An Nhơn đặc biệt là con em học sinh. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp sử lý và cũng cố kịp thời để đảm bảo an toàn cho người dân .
    Ngăn mặn
    Ngày 30.10.2022 Đội xung kích xã Thới AnHội kết hợp với các đoàn thể và người dân ấp An Nhơn, xã Thới An Hội diễn tập phòng chống xâm nhập mặn.