Sinh kế

    Mô hình trồng cau lấy trái cho hiệu quả kinh tế ổn định tại ấp Huệ sanh xã Long Đức
    Vốn là loại cây truyền thống tại địa phương được trồng nhiều vào giai đoạn trước chủ yếu để phục vụ cho các bậc cao niên dùng để ăn trầu và làm sính lễ trong đám cưới tại địa phương, tuy nhiên do xã hội có nhiều đổi thay nên cây cau cũng dần bị lãng quên theo thời gian nhưng những năm gần đây do nhu cầu lớn từ thị trường Trung Quốc đang thiếu hụt nên nhiều thương lái của họ tìm đến Việt Nam để tìm mua nguyên liệu phục vụ chế biến thực phẩm, cau họ thu mua chủ yếu là cau non quả mới lớn tuy không được nhiều kg nhưng bù lại giá khá cao từ 20 ngàn đến 40 ngàn/ kg tùy thời vụ. Nắm được nhu cầu lớn từ thị trường ông Ngô Văn Trị tại ấp Huệ Sanh với một số cây cau quanh nhà và tìm mua giống xung quanh ông đã lựa chọn giống cau vú bò cho nâng suất để nhân giống mở rộng diện tích từ 5000m2 đất vườn tạp ông đã mạnh dạn cải tạo lại diện tích này để phục vụ sản xuất, sau 4 năm thì bắt đầu cho trái quanh năm không theo mùa vụ, rất dễ tiêu thụ. Đặc điểm loại cây này từ lúc trồng đến khi thu hoạch rất thuận lợi và rất ít bệnh (chủ yếu là bệnh thối đọt), cây dễ trồng sinh trưởng nhanh chịu hán úng tốt mật độ trồng dày hơn các loại cây khác, ít tốn chi phí phân bón cũng như chăm sóc phù hợp với những người lớn tuổi sức khỏe hạn chế hoặc không có thời gian chăm sóc thường xuyên. Với 5000m2 ông trồng 800 cây cau mỗi cây trung bình cho thu hoạch 3kg/tháng hàng tháng đều có thương lái đế tận vườn thu mua, bán với giá hiện tại 20 ngàn/ kg ông thu về gần 30 triệu đồng sau khi trừ đi chi phí còn 25 triệu đồng. Đây là mô hình phổ biến ở nhiều nơi nhưng hiệu quả kinh tế hết sức thiết thực được nhiều bà con xung quanh quan tâm áp dụng theo hình thức chuyên canh hay thâm canh với những loại cây trồng khác đều mang lại giá trị cao và bền vững.
    Mô hình trồng khổ qua (mướp đắng) mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho người dân tại Ấp Kinh Lớn, Xã Long Đức
    Trong thời gian qua, trên địa bàn xã đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu và môi trường. Trong đó, mô hình trồng khổ qua là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp người nông dân ở đây phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Điển hình là hộ chị Trần Thị Xuân, ngụ tại Ấp Kinh Lớn, Xã Long Đức, TP.Trà Vinh đã chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rẫy. Chị đã trồng thử rất nhiều giống cây trồng khác nhau nhưng cuối cùng khi chị trồng giống cây khổ qua chị nhận thấy cây này dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và năng suất cao. Trước đây thu nhập của gia đình chủ yếu trông chờ vào những vụ lúa và 0,5 công đất trồng dừa, nhưng giá cả lên xuống bấp bênh, vụ mùa thì thất thu không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Từ hơn một năm qua, khi vườn khổ qua cho vụ trái đầu tiên, cuộc sống gia đình đã vượt qua những ngày chật vật. Để có được sự ổn định như hôm nay, chị đã phải trải qua nhiều vất vả. Theo chị chia sẽ, khổ qua có thể trồng nhiều vụ quanh năm, nhưng thích hợp vào 2 thời điểm, từ tháng 3 - 6 và từ tháng 10 - tháng Chạp (âm lịch). Ngoài các yêu cầu về kỹ thuật canh tác lúc đầu như lên liếp, làm đất, bón phân lót thì người trồng phải thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh thường gặp như: thán thư, ruồi vàng đục trái... để phun xịt thuốc điều trị kịp thời. Hiện tại, 2 công khổ qua của gia đình chị Xuân đang cho trái khá tốt. Khổ qua từ lúc gieo hạt đến khi có trái chiếng khoảng 2 tháng. Khổ qua được tiểu thương mua tại nhà với giá giao động từ 12.000 - 18.000 đồng/kg, mỗi đợt gia đình chị thu hoạch hơn 250 kg, thu nhập hơn 2,7 triệu đồng. Ước tính vụ này, với năng suất gần 3,7 tấn trái, ông thu nhập gần 45 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, ông còn lãi gần 36 triệu đồng. Mô hình trồng khổ qua của hộ chị Xuân trong nhiều năm qua đã góp phần cải thiện nguồn thu nhập, giúp gia đình ông thoát nghèo và vươn lên khá giả. Hiệu quả mà cây khổ qua mang lại đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người nông dân. Bên cạnh đó, chị còn hướng dẫn cho các hộ xung quanh trồng nhiều hơn để góp phần tăng trưởng kinh tế gia đình cùng nhau vươn lên thoát nghèo.
    Mô hình sản xuất hủ tiếu tại Khóm 4, Phường 8
    Hộ gia đình bà Sơn Thị Thu cư ngụ tại khóm 4 phường 8 Thành phố Trà Vinh là hộ sản xuất kinh doanh hủ tiếu lâu đời trên địa bàn. Theo chị Thu chia sẻ, gia đình chị sản xuất một ngày được khoảng 1.000 kg hủ tiếu, với giá bán là 13.000  đồng/kg, Chị bỏ sỉ cho chợ Trà Vinh, chợ Basi và bán cho các quán hủ tiếu nhỏ lẻ lân cận. Sau khi trừ các chi phí, trong 1 năm gia đình chị còn lời khoảng 60 triệu đồng. Việc sản xuất kinh doanh hủ tiếu tạo thu nhập ổn định cho cả gia đình, đồng thời  tạo việc làm và thu nhập cho các thanh niên trên địa bàn. Nghề sản xuất hủ tiếu là nghề truyền thống của miền Tây nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, hủ tiếu được làm bằng gạo tẻ cũ để có nhiều chất tạo sợ, để có hủ tiếu ngon, sợ dai dai thì ta phải qua công đoạn sản xuất như ngâm gạo cho mềm, đem đi xay và lọc ra bột mềm mịn tới công đoạn quan trọng là cách pha bột và thêm nguyên liệu để bột có độ sợi nhiều hơn, bỏ bột vào máy tráng bánh, bắt đầu tráng bánh và đem phơi với nhiệt độ vừa phải, không quá nóng bị giòn cắt bị gãy, không đủ nắng thì bị ướt không cắt được, sau đó cắt thành sợi hủ tiếu.
    Mô hình nuôi thỏ lấy thịt tại Phường 8
    Phường 8 là vùng ven của thành phố Trà Vinh, được thành lập trên cơ sở sáp nhập từ một phần của xã Lương Hòa và xã Nguyệt Hoá. Đây là 2 xã nông nghiệp, dân số sống chủ yếu bằng nghề chăn nuôi và trồng trọt, làm thuê, buôn bán nhỏ lẻ. Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đi, việc chăn nuôi, trồng trọt gặp nhiều khó khăn. Vì thế cần có những mô hình sinh kế mới để nông dân tiến hành chăn nuôi phù hợp với diện tích đất nhỏ.Qua quá trình tìm hiểu, hộ ông Tô Tòn ngụ khóm 5, phường 8 mạnh dạng đầu tư vào chăn nuôi thỏ thịt. Ông nhận thấy, mô hình nuôi thỏ cần ít vốn, ít chiếm diện tích, dễ nuôi, lại cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với các loại vật nuôi khác. Đây là giống vật nuôi dễ chăm sóc, thức ăn sẵn có ở địa phương như: rau muống, dây lang... Ông chia sẻ: “Thịt thỏ là loại thực phẩm rất tốt, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bữa ăn và sức khỏe nên rất được người tiêu dùng lựa chọn. Tôi cũng dự định mở rộng thêm diện tích chăn nuôi, tăng số lượng đàn thỏ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong thời gian tới”. Với số lượng trên 20 cặp thỏ giống bạn đầu, dự kiến sau thời gian nuôi số lượng thỏ sẽ tăng lên, với giá bán 80.000₫/kg thỏ thịt, thì hộ ông Tô Toàn có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình, đảm bảo cuộc sống.
    Mô hình sinh kế nuôi cá Trắm Cỏ trên lồng bè-Xã Long Đức
    Cá trắm cỏ là loài cá nước ngọt dễ nuôi, mau lớn nên được rất nhiều bà con lựa chọn để nuôi trong thời gian trở lại đây giúp mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình trên địa bàn Xã Long Đức. Cá trắm cỏ có nhiều hình thức nuôi, bà con có thể nuôi thả cá ở ao, hồ hoặc có thể nuôi thả ở các lồng, bè trên sông. Nuôi cá trắm cỏ không khó nhưng để học được kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao không phải ai cũng có thể làm được. Sau một thời gian tìm hiểu và áp dụng thành công kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ trong lồng bè đang được nhiều người áp dụng và đạt năng suất cao.Kể từ nửa đầu tháng 5-đến nay trên địa bàn Xã Long Đức đã phải đối mặc với nhiều thiên tai lớn như: xăm nhập mặn,triều cường dâng cao,kèm theo mưa lớn kéo dài khiến cho lượng nước dâng cao, ngập úng lâu ngày còn phá huỷ nhiều tài sản, vườn ruộng, mô hình sinh kế của người dân. Với Xã Long Đức đặc thù là vùng nông nghiệp, chuyên canh lúa nước và hoa màu, người dân vùng này luôn nơm nớp lo lắng mỗi khi có mưa to, lũ kéo dài. Chỉ mới đây, đợt mưa lũ nghiêm trọng từ giữa tháng 5/2022 đến nay đã gây thiệt hại gần như toàn bộ diện tích sản xuất rau màu của người dân trên địa bàn Xã Long Đức.Làm cho những mô hình sinh kế trước đó đã chia sẻ kiến thức và hỗ trợ vốn cho bà con khởi nghiệp như: Mô hình nuôi ếch,cá rô,ốc nhồi,..vì xăm nhập mặn và lượng nước dâng cao,gây ngập úng nên bà con gặp không ít khó khăn trong việc chăn nuôi. Để khắc phục những khó khăn trên và tận dụng nguồn nước sẵn có ngay bên bờ sông cũng mở ra cho nhiều hộ dân trên địa bàn Xã Long Đức cơ hội xây dựng mô hình sinh kế bền vững, phù hợp, đó chính là mô hình nuôi cá Cỏ trên lồng bè. Cá trắm cỏ có thân dài, hơi dẹp bên, nhất là ở cuống đuôi, bụng tròn, không có sống bụng.Đầu cá tù hơi ngắn, miệng ở phía trước rộng hình vòng cung, không có râu. Hàm trên dài hơn hàm dưới, mắt bé ở hai bên đầu.Với tập tính là loài cá dễ nuôi có khả năng thích ứng rộng với điều kiện môi trường, cá sống được trong môi trường nước tĩnh, nước chảy và sinh trưởng bình thường trong môi trường nước có độ muối từ 0 – 4%. Cá trắm cỏ có thể thích ứng với nhiệt độ từ 13 – 32 độ C nhưng nhiệt độ thích hợp nhất là từ 22 – 28 độ C, khoảng pH thích hợp từ 5 – 6, ngưỡng ô-xi từ 3ml/1l trở lên. Cá thích sống ở tầng nước giữa và thấp, nơi gần bờ có nhiều cỏ nước.Ở giai đoạn đầu thức ăn chủ yếu của cá nhỏ thường là tảo, chất vẩn, các loại thực vật ký sinh có trong môi trường nước… Khi cá phát triển từ 8 – 10cm thì chuyển sang thức ăn thực vật bậc cao, nhất là cỏ tươi.Thức ăn chủ yếu của các là các loại thực vật dưới nước như bèo tấm, bèo cám, bèo hoa dâu, rong các loại. Các loại rau cỏ trên cạn như lá lúa, lá sắn, rau khoai, lá chuối… Ngoài các loại thức ăn xanh ra cá trắm cỏ còn ăn các loại thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột sắn….Cá có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Nuôi trong lồng khoảng 1 năm cá có thể đạt trọng lượng trung bình từ 0,8 – 1kg/con, sau 2 năm đạt trọng lượng khoảng 3 – 4kg/năm. Trong mùa vụ sinh sản của các trắm cỏ từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm và tập trung chủ yếu vào tháng 5.Lồng nuôi cá thường được làm bằng tre (gỗ hoặc nhôm), lưới B40, lưới nhựa nylon, dây buộc và các cọc cố định lồng.Tre làm lồng thường sử dụng các loại tre già thẳng chắc chắn, có đường kinh từ 3 – 5 cm. Vật liệu làm phao bà con có thể sử dụng các loại phi nhựa hay các can nhựa có kích cỡ lớn hoặc phao để nâng lồng nuôi nổi trên mặt nước,lưới có kích thước mắc lưới khoảng 2cm,lưới B40 được dùng để bảo vệ lồng nuôi.Các loại dây buộc bà con có thể sử dụng các loại dây thép để buộc cố định các vị trí của lồng nuôi.Được sự quan tâm của chính quyền địa phương hỗ trợ cho bà con tiếp cận được nguồn vốn khởi nghiệp lên đến 50.000.000 đồng tương ứng với 6 lồng cá Trắm cỏ. Chi phí xây dựng mô hình chỉ với 20.000.000 đồng,giống 16.000.000 đồng,chi phí hàng tháng 700.000 đồng/tháng tương ứng 8.400.000 đồng/năm. Tổng chi phí đầu tư ban đầu là 45.000.000 đồng.Với 5 lồng để nuôi cá thương phẩm và 1 lồng nuôi cá giống để gối vụ. Một lồng cá thương phẩm nuôi bình quân khoảng hơn 600 con. Từ thời điểm thả cá giống đến khi thả nuôi gối vụ rồi xuất lồng, người nuôi mất khoảng 10 tháng chăm nuôi. Một lồng cá xuất ra thị trường đem về nguồn thu từ 55- 60 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí, người nuôi lãi khoảng 50.000.000 đồng. Trong năm 2022 chỉ mới xuất 2 lồng cá trắm thương phẩm, thu về hơn 100.000.000đồng, kết hợp các nguồn thu khác đem về tổng nguồn thu khoảng trên 400.000.000 đồng.Với mô hình dùng công lấy lãi như mô hình nuôi cá Trắm cỏ trên hiện được rất nhiều hộ dân trên địa bàn Xã Long Đức áp dụng để phát triển kinh tế gia tăng thu nhập cho gia đình.
    Mô hình trồng củ hành tím hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại Ấp Rạch Bèo, Xã Long Đức
    Qua nhiều năm làm kinh tế trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt đã mang lại nhiều mô hình kinh tế ổn định gắn liền với sự biến đổi thời tiết, khí hậu như hiện nay. Do vậy mà người dân ngày càng suy nghỉ ra nhiều biện pháp hiệu quả để tạo ra sản phẩm chất lượng và mang lại nguồn thu nhập ổn định. Đặc biệt phải nói đến mô hình trồng củ hành tím hữu cơ của gia đình anh Phan Văn Sơn ngụ tại Ấp Rạch Bèo, Xã Long Đức, TP.Trà Vinh đã mang lại hiệu quả kinh tế rất bền vững. Gia đình anh Sơn dùng 1 công đất trồng lúa không đạt hiệu quả và anh chuyển sang trồng củ hành tím vụ hành tím sớm năm nay trải qua nhiều đợt mưa dầm, nhưng rẫy hành tím hữu cơ của gia đình ông vẫn cứng cây và phát triển tốt so với những rẫy hành lân cận, năng suất đạt cao hơn đến 15% nhờ sử dụng hoàn toàn phân bón hữu cơ, vi sinh. Do anh mới trồng được 2 năm nên kinh nghiệm chưa nhiều và năm đầu tiên hiệu quả chưa cao do chưa biết cách sử dụng phân bón hợp lý nên năng suất không được bằng năm nay. Năm nay năng suất cao hơn những hộ không trồng theo phương pháp hữu cơ. Ở ngoài trồng bị hư nhiều do ảnh hưởng thời tiết. Còn trồng hữu cơ đạt gần 2 tấn/công. Bên cạnh đó củ hành tím hữu cơ có thể bảo quản được tối đa 5 tháng, cao hơn 2 tháng so với hành được trồng truyền thống, màu sắc và chất lượng vẫn không có sự thay đổi nên được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, giá bán vì thế cũng cao hơn. Nếu như thời điểm này, giá hành tím trên thị trường dao động từ 22.000 – 25.000 đồng/kg, thì củ hành tím hữu cơ có giá cao hơn gần 8.000 đồng/kg. Vì thế khi anh thấy được sự phát triển của mô hình này anh đã chia sẽ cho những hộ xung quanh để thực hiện theo nhầm đạt năng suất cao hơn và nhờ số lượng nhiều đảm bảo nguồn cung cấp để liên kết với các thương lái tạo nguồn đầu ra ổn định cho sản phẩm với mức giá tốt hơn. Ước tính lợi nhuận của gia đình anh trên 70.000.000 đồng/năm.
    Mô hình chăn nuôi vịt siêu nạc GRIMAUD theo hướng An toàn sinh học tại Trà Vinh
    Cuối tháng 5 năm 2022, Trung tâm khuyến nông tỉnh Trà Vinh đã đầu tư 2.750 con vịt giống Grimaud cho 9 hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Phong Thạnh huyện Cầu Kè, đồng thời hỗ trợ một phần thức ăn theo đúng thời gian, tiến độ, tập huấn chuyển giao khoa kỹ thuật chăn nuôi vịt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học. Sau gần 2 tháng thực hiện thí điểm, ngày 18.07.2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trà Vinh tổ chức tổng kết, đánh giá mô hình chăn nuôi vịt siêu nạc Grimaud theo hướng an toàn sinh học tại xã Phong Thạnh huyện Cầu Kè. Tại buổi hội thảo, nhiều bà con đánh giá đây là mô hình có thể đạt được mức lợi nhuận khá phù hợp với điều kiện của người dân địa phương, quan trọng hơn đây là loại giống vịt mới siêu nạc có tỉ lệ thịt cao tỷ lệ tiêu tốn thức ăn thấp, tăng trọng nhanh, tỷ lệ hao hụt không đáng kể, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể xuất chuồng khi được 45 đến 60 ngày tuổi, trọng lượng trung bình từ 3kg đến 3.5kg một con; là loại giống mới dễ nuôi nên bà con cần mạnh dạn chuyển đổi để phù hợp với mục tiêu phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường chuồng trại nhằm từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ truyền thống của bà con nông dân. Ông Huỳnh Thanh Vũ ở ấp 1, xã Phong Thạnh là 1 trong 9 hộ chăn nuôi được hỗ trợ 300 con vịt giống trong mô hình, nhờ có kinh nghiệm nuôi vịt nhiều năm lại được hỗ trợ thêm kỹ thuật và thức ăn nên sau một tháng thử nuôi, hiện tại đàn vịt của hộ ông Vũ có trọng lượng đạt trung bình 3 kg tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi là không đáng kể. Với giá vịt thương phẩm hiện tại là 54.000 đồng/kg, ông Vũ ước tính sau khi bán có lãi từ 7 đến 8 triệu đồng. Với số lượng 300 con vịt giống được hỗ trợ ban đầu là con số không lớn đối với người chăn nuôi nên đây được xem là mô hình nuôi thí điểm để xem hiệu quả kinh tế sau khi thu hoạch, từ đó người nuôi có thể tái đàn và tăng thêm số lượng để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
    Phường 9 thành phố Trà Vinh, trồng thí điểm giống cây “táo tàu” thích ứng với biến đổi khí hậu.
    Anh Thạch Sâm Minh – Chi hội trưởng Hội nông dân khóm 9, phường 9 thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh được sở NN &PTNT tỉnh Trà Vinh chọn làm nơi thí điểm trồng giống cây táo tàu trên diện tích 2000m2 trồng 60 gốc cây, hiện đang trông giai đoạn phát triển tốt. Đây được xem là một trông những mô hình mới thích ứng với điều kiện tự nhiên khí hậu tại Trà Vinh được sở NN & PTNT chọn làm giống cây để nghiên cứu phát triển. Cây táo tàu được du nhập vào nước ta một vài năm gần đây cho thấy ưu điểm vượt trội khi không chỉ có mẫu mã đẹp giống cây khỏe mạnh ít sâu bệnh vừa có thể trồng làm cảnh vừa trồng cho thu hoạch quả. Táo tàu có nguồn gốc ở Trung Á và đã được trồng khắp nơi trên thế giới. Hiện nay nơi trồng nhiều nhất giống táo này là Trung Quốc. Từ khi du nhập vào Việt Nam giống táo này dần dần được biết đến và ưa chuộng vì mẫu mã đẹp và ăn khá ngon. Trong dịp tết nhiều người thường tìm mua cây táo tàu bonsai về trưng tết khá đẹp mắt. Cây táo tàu bạn có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất là vào mùa mưa sẽ giảm bớt công sức tưới nước. Mùa khô cần cung cấp đủ nước cho cây và thời điểm cây đang ra trái và quả sắp chín. Với giống cây 1 năm tuổi bạn cần bón khoảng 10kg phân chuồng hoai mục 1kg phân super Lân và 0,5kg phân NPK. Định kì 1 năm chia làm 4 đợt bón cho cây mỗi đợt cách nahau 2 tháng. Cây từ năm 2 trở đi đã có sức sinh trưởng mạnh và là thời kì cho quả cao nhất. Bạn tiến hành bón phân cho cây thêm 1-1,5kg phân NPK. Định kì chia làm 2 lần mỗi lần cách nhau 2 tháng bón khoảng -0,2-0,3 kg NPK cho mỗi gốc. Khi bón bạn nên đào rãnh xung quanh gốc rồi rắc phân vào và lấp đất lại. Sau khi bạn thu hoạch xong từng vụ bạn tiến hành cắt tỉa cành già cành vượt để tạo điều kiện cho cây ra cành mới vào vụ sau nhiều quả hơn. Nên cắt tỉa vào tháng 3 sau đó dọn dẹp vườn cây sạch sẽ và nhớ nên tránh cắt tỉa cành vào mùa mưa. Để tránh cỏ dại mọc làm ảnh hưởng đến cây táo tàu bạn có thể trồng thêm một số loại cây ăn quả khác hoặc cây rau màu bên dưới để vừa tăng thu nhập lại hạn chế được cỏ dại. Từ khi trồng từ cây con giống đến khi thu hoạch vụ đầu tiên khoảng 15 tháng. Khi táo chín quả sẽ chuyển sang màu hồng đỏ đẹp mắt. Qủa to tròn và mọc đều xung quanh tán cây. Bạn nhẹ nhàng dùng kéo bấm cuống rồi xếp vào giỏ để nơi thoáng mát. Tránh xếp đè lên nhau sẽ khiến quả bị dập. Nếu xếp chồng nên bọc bằng lưới xốp.
    Đu Đủ giống cây trồng đem lại thu nhập ổn định tại ấp Long Đại xã Long Đức, Tp Trà Vinh
    Những năm gần đây hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân trên địa bàn xã Long Đức gặp nhiều khó khăn do tình hình thiên tai dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp. Vốn là một thanh niên chịu khó ham học hỏi anh Nguyễn Minh Kha ở ấp Long Đại xã Long Đức đã mạnh dạn chuyển 5000m2 đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây đu đủ siêu trái ruột đỏ có xuất xứ thái lan, là giống đu đủ lai, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, mã đẹp, trái to, ngọt. Thông thường hàng năm cứ vào tháng 11, 12 là thời điểm bắt đầu xuống giống cây đu đủ, sau 7 - 8 tháng thì cây bắt đầu cho thu hoạch và có thể cho thu liên tục trong 6 - 8 tháng. Trung bình, mỗi cây đu đủ có thể cho thu hoạch từ 100 - 120kg quả, như vậy cứ 1000m2 hàng tháng cây đu đủ có thể cho năng suất từ 600 - 800kg. Hiện nay, đầu ra cho quả đu đủ rất thuận lợi, anh kha chia sẻ khi vào vụ thu hoạch cao điểm thương lái về tận ruộng thu mua có giá dao động từ 5 - 8 ngàn/ kg. Như vậy hàng tháng với 5000m2 trồng đu đủ đã mang lại cho anh thu nhập từ 21 - 25 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí cho lợi nhuận từ 16 - 20 triệu đồng. Chính nhờ hiệu quả kinh tế mà cây Đu Đủ đem lại cho gia đình anh Nguyễn Minh Kha bước đầu đã khích lệ tinh thần cho bà con trên địa bàn nhận thấy thay đổi là cần thiết không chỉ ở một giống cây trồng vật nuôi nhất định mà còn những giống cây trồng vật nuôi khác hiệu quả hơn tùy khả năng điều kiện từng hộ gia đình góp phần chung tay cùng địa phương thực hiện mục tiêu chiến lược là phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân.
    Mô hình kết hợp cho gia đình
    15.7.2022.cô gái nhỏ có ý tưởng mới sáng tạo kết họp trong cây mai lâu năm và cây rau sạch ngấn ngày.cho gia đình cải thiện bữa cơm có rau sạch trong vườn.tự mình trồng.đó là cô em gái tên ong hương huỳnh.có ý tưởng dúp cho gia đình bướt một phần chi phí nhỏ